Danh mục

Khai thác yếu tố lịch sử, văn hóa trong việc định hướng tư duy học ngoại ngữ cho sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn tại trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,011.68 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Khai thác yếu tố lịch sử, văn hóa trong việc định hướng tư duy học ngoại ngữ cho sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn tại trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM" được ra đời dựa trên phương pháp thu thập tư liệu về nguồn gốc của hai ngôn ngữ Hàn, Việt cũng như tác động của chúng tới trật tự từ, từ đó so sánh trật tự từ, tác giả cố gắng làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt về trật tự từ trong cú pháp tiếng Việt và tiếng Hàn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác yếu tố lịch sử, văn hóa trong việc định hướng tư duy học ngoại ngữ cho sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn tại trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM KHAI THÁC YẾU TỐ LỊCH SỬ, VĂN HÓA TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY HỌC NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TPHCM ThS. Phạm Phương Thảo Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM Khoa Ngôn ngữ Văn hóa Quốc tếTóm tắtTrước thực tiễn đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cùng sự phát triểnkhông ngừng của nền kinh tế quốc gia trong xu thế hội nhập quốc tế, nhu cầu họctiếng Hàn trong xã hội ngày càng tăng cao mà phần lớn là đề có thể đáp ứng xuthế hội nhập của nước nhà. Đồng thời, sự tương đồng ít nhiều giữa tiếng Việt vàtiếng Hàn cũng là nguyên nhân cốt lõi khiến ngày càng nhiều bạn trẻ Việt Namchọn tiếng Hàn làm ngôn ngữ để theo đuổi. Tuy nhiên bên cạnh đó, người họccũng gặp không ít vần đề khó khăn mà trong đó không thể không đề cập đến lối tưduy ngôn ngữ bất đồng, cụ thể là trật tự từ giữa tiếng Việt và tiếng Hàn. Bằngphương pháp nghiên cứu thu thập tư liệu và so sánh đối chiếu, phân tích, tôi đãrút ra được kết quả về những tương đồng và khác biệt trong trật tự từ mà phần lớnhọc viên thường khó tiếp thu. Từ đó, đề tài này sẽ nghiên cứu làm rõ bản chất,nguyên nhân khiến phần lớn người học tiếng Hàn nói chung cũng các bạn sinhviên ngành Ngôn ngữ Hàn tại UEF nói riêng thường mắc phải. Đồng thời, đề tàinghiên cứu này sẽ cung cấp tư liệu về kiến thức và cách rèn luyện tư duy trật tự từđể phục vụ cho việc học tập và ứng dụng trong đời sống giao tiếp hằng ngày.Từ khóa Viết tắt Từ khóa Trường Đại học Kinh tế Tài chính UEF TPHCM NCKH Nghiên cứu khoa học NH Ngữ hệ 106 TTT Trật tự từ CP Cú pháp 1. Giới thiệu/ Đặt vấn đề (Introduction) Đà phát triển và hội nhập của thế giới ngày càng mở rộng kéo theo đó là sự giatăng trong nhu cầu học tiếng Hàn của rất nhiều đối tượng, trong nước Việt Namnói riêng cũng như toàn thế giới nói chung. Trong quá trình dạy và học tiếng Hàn,trật tự từ cũng như cú pháp tiếng Hàn trái ngược với tiếng Việt đã gây nhiều khókhăn, giáo viên vất vả tìm cách giải thích, giảng dạy, còn học sinh lại lúng túngtrong việc sử dụng. Về kinh nghiệm của bản thân, khi bắt đầu học tiếng Hàn, tácgiả cũng gặp nhiều rắc rối trong việc rèn giũa và phân tích lối tư duy ngôn ngữkhác biệt này, đặc biệt là trong giao tiếp. Cho đến khi học cao học ngành Giáo dụctiếng Hàn, dưới sự chỉ dạy và hướng dẫn của giáo sư Hàn Quốc, tác giả mới lĩnhhội được đầy đủ nguồn gốc và phương pháp tư duy của tiếng Hàn. Sau khi tổng hợp tài liệu về nguồn gốc hình thành và lối tư duy của hai ngônngữ Việt, Hàn từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả đã bắt đầu kiểm chứng tính đúngđắn của tư liệu. Đồng thời, từ những tư liệu đã chọn lọc và thống kê, tác giả đã tiếnhành phân tích, đối chiếu trật tự từ (TTT) của hai ngôn ngữ, cũng như nêu một sốdẫn chứng là những lỗi sai thường gặp của học viên. Theo ý kiến cá nhân, bên cạnh tác giả sẽ còn rất nhiều bạn học viên tiếng Hànđang gặp khó khăn trong việc hiểu và tư duy theo trật tự từ và cú pháp (CP) này.Chính vì thế tác giả chọn đây làm đề tài NCKH cho mình. Thứ nhất là để góp phầngiúp đỡ các bạn học viên còn chưa nắm rõ được trật tự từ và cú pháp. Thứ hai, đâycũng sẽ góp phần giúp đỡ cho công tác giảng dạy của tác giả. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứuBài NCKH này được ra đời dựa trên phương pháp thu thập tư liệu về nguồn gốccủa hai ngôn ngữ Hàn, Việt cũng như tác động của chúng tới trật tự từ, từ đó sosánh trật tự từ, tác giả cố gắng làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt về trật tự từtrong cú pháp tiếng Việt và tiếng Hàn. 107Để tiến hành so sánh, cần xác định ngôn ngữ được dùng làm cơ sở, do những yêucầu cụ thể của vấn đề đang được khảo sát đặt ra, dựa vào những thành tựu nghiêncứu về trật tự từ trong hai thứ tiếng.Qua đó, bài nghiên cứu sử dụng phối hợp phương pháp miêu tả và phương phápso sánh - đối chiếu để người đọc hiểu rõ hơn trật tự từ của hai ngôn ngữ Việt - Hàn.Từ đó, góp phần vào định hướng tư duy trong quá trình học ngoại ngữ của sinhviên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM (UEF)nói riêng và người học tiếng Hàn nói chung.3. Kết quả và thảo luận a. Tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của tiếng Hàn và Tiếng Việt, cùng những ảnh hưởng đến từ vựng của ngôn ngữ i. Khái quát về các ngữ hệ Đông Á Ngữ hệ (NH) Nam Á bao gồm Tiếng Việt và Tiếng Khmer, cùng với nhiềungôn ngữ khác được nói tại những khu vực rải rác vươn xa đến Mã Lai và ĐôngẤn, thường là trong những khu vực bị cô lập bởi vùng nói các ngôn ngữ thuộc ngữhệ khác. Hầu hết các nhà ngôn ngữ học tin rằng ngữ hệ Nam Á từng trải rộng khắpĐông Nam Á và rằng sự phân bố rải rác ngày nay của chúng là kết quả của sự dixuất hiện của các ngữ hệ khác từ nơi khác đến. Một trong số đó là các ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Tai-Kadai như TiếngThái, Tiếng Lào và Tiếng Shan. Những ngôn ngữ này ban đầu được nói ở miềnNam Trung Quốc, nơi mà ngày nay người ta vẫn thấy sự phân hóa rộng nhất trongngữ hệ, và thậm chí có thể xa về phía Bắc đến thung lũng sông Dương Tử. Khi nềnvăn minh Trung Hoa từ bình nguyên Hoa Bắc bành trướng xuống hướng Nam,nhiều người nói tiếng Tai-Kadai đã bị Hán hóa, tuy nhiên một số đã di cư xuốngĐông Nam Á. Ngoại trừ Tiếng Trá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: