Danh mục

Khám chấn thương sọ não (Kỳ 6)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.22 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chảy máu dưới nhện (CMDN): Trong chấn thương, CMDN thường do hậu quả của giập não, nhưng cũng gặp nhiều trường hợp do tăng tính thấm thành mạch, hồng cầu xuyên thấm qua thành mạch vào DNT, biểu hiện: + Đau đầu, buồn nôn và nôn.+ Kích thích tâm thần, kêu la, giãy giụa, vùng chạy khỏi giường.+ Sợ ánh sáng, hai mắt luôn nhắm. + Cứng gáy (+++), Kernig (+) xuất hiện sau 24 giờ bị chấn thương.+ Dấu hiệu TKKT không có hoặc không phát hiện được. + Chọc OSTL thấy DNT màu đỏ hoặc phớt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 6) Khám chấn thương sọ não (Kỳ 6) 2.2. Chảy máu dưới nhện (CMDN): Trong chấn thương, CMDN thường do hậu quả của giập não, nhưng cũnggặp nhiều trường hợp do tăng tính thấm thành mạch, hồng cầu xuyên thấm quathành mạch vào DNT, biểu hiện: + Đau đầu, buồn nôn và nôn. + Kích thích tâm thần, kêu la, giãy giụa, vùng chạy khỏi giường. + Sợ ánh sáng, hai mắt luôn nhắm. + Cứng gáy (+++), Kernig (+) xuất hiện sau 24 giờ bị chấn thương. + Dấu hiệu TKKT không có hoặc không phát hiện được. + Chọc OSTL thấy DNT màu đỏ hoặc phớt hồng. + Chụp sọ có thể thấy đường vỡ xương. + Chụp CLVT có thể phát hiện vùng giập não hoặc chảy máu màng não;các bể giao thoa thị giác, bể củ não sinh tư, khe Sylvius có máu, tăng tỉ trọng. 2.3. Giập não: Về phương diện giải phẫu bệnh thì giập não là vùng não bị tổn thương, bầmgiập nhưng màng mềm (pia) ở bề mặt não còn nguyên vẹn. Vùng não giập có thể ởnông ngay bề mặt của não (giập chất xám của vỏ não), nhưng cũng có thể giập sâutới chất trắng của não và thậm chí giập sâu tới thân não. Có thể thấy một hoặcnhiều ổ giập não ở các vị trí khác nhau. Giập não có thể kèm theo máu tụ. Ngườita chia giập não 2 mức độ: nhẹ và nặng. + Rối loạn tri giác (RLTG): Bệnh nhân mê ngay sau chấn thương vào đầu. Sự phục hồi tri giác phụthuộc vào mức độ giập não. - Nếu giập não mức độ nhẹ (giập nông ở vỏ não và chất trắng): BN mêngay sau chấn thương 5 - 10 phút rồi tỉnh lại, có thể tiếp xúc được nhưng chậm.BN kích thích, giãy giụa, nôn. Tri giác tốt dần lên sau vài ngày đến 1 - 2 tuần điềutrị. - Nếu giập não mức độ nặng (giập sâu; ổ giập não lớn và lan rộng, có thểnhiều ổ giập não): BN mê ngay sau chấn thương kéo dài 10 - 20 phút sau đó tỉnhlại trong trạng thái giãy giụa, không thể tiếp xúc được. Sau vài giờ hoặc lâu hơnphù não tăng lên, tri giác xấu đi. Nếu điều trị tích cực thì một số trường hợp quađược giai đoạn nguy kịch, tri giác tốt dần lên và hồi phục sau nhiều tuần điều trị(thường để lại di chứng như liệt 1/2 người; rối loạn tâm thần kinh). Trường hợp giập thân não hoặc giập não lớn BN hôn mê sâu ngay từ đầusau chấn thương và kéo dài cho tới khi tử vong. Giập não nặng có tỉ lệ tử vong rất cao, tới 60 - 70%. + Rối loạn thần kinh thực vật (TKTV): Biểu hiện rối loạn hô hấp, tim mạch và thân nhiệt: Mức độ giập não nhẹ: rốiloạn TKTV không nặng lắm. Mạch nhanh vừa phải 90 - 100 lần/phút; huyết ápđộng mạch (HAĐM) tăng nhẹ do phù não; thở nhanh 25 - 30 lần/phút. - Giập não nặng: rối loạn TKTV nặng; mạch chậm 60 - 50 lần/phút; thở hờihợt và xu hướng ngừng thở; nhiệt độ cơ thể 390C - 400C, vã mồ hôi, rung cơ, cónhững cơn duỗi cứng mất não; HAĐM tăng cao. Khi não mất bù, mạch nhanh nhỏyếu, HAĐM tụt thấp và không đo được, tiên lượng tử vong. + Triệu chứng thần kinh khu trú (TKKT): Có thể gặp một trong các triệu chứng thần kinh khu trú sau đây: - Giãn đồng tử cùng bên với ổ giập não. - Bại liệt 1/2 người đối diện với ổ giập não. - Dấu hiệu Babinski (+) một bên. - Tổn thương dây thần kinh VII trung ương, tổn thương dây thần kinh IIIlác ngoài) và dây thần kinh số VI (lác trong). - Cơn động kinh cục bộ (Bravais-Jackson): co giật 1/2 người hoặc co giậtcơ mặt một bên. Một số dấu hiệu thần kinh khu trú khác chỉ phát hiện được khi BN hoàntoàn tỉnh táo, tiếp xúc được như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị lực; thính lực và rốiloạn khứu giác. Nhiều trường hợp giập não vùng nền sọ là vùng đảm nhận ít chức năng, khikhám không phát hiện thấy dấu hiệu thần kinh khu trú. + Triệu chứng tăng áp lực nội sọ (ALNS): Giập não càng lớn thì phù não càng nặng và dẫn tới tăng ALNS. Biểu hiệnđau đầu, buồn nôn và nôn; ứ phù đĩa thị; kích thích tâm thần, giãy giụa. Hậu quả của tăng ALNS dẫn tới tụt kẹt não với biểu hiện rối loạn nghiêmtrọng chức phận hô hấp và tim mạch. + Nếu chụp CLVT sẽ thấy những hình ảnh sau: vùng não giập giảm tỉtrọng; đẩy đường giữa sang bên (đẩy đường giữa càng nhiều tiên lượng càngnặng); não thất bên mất do bị chèn đẩy. ...

Tài liệu được xem nhiều: