Danh mục

Khám họng, thanh quản

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hỏi bệnh: Bệnh nhân khi khám họng có nhiều lý do: có thể bị đau họng, nuốt vướng hoặc khàn tiếng, khó thở, ho... Để biết rõ về bệnh: thời gian khởi phát, diễn biến và hiện trạng của bệnh, đã điều trị thuốc gì? chủ yếu là của các chứng đưa người bệnh đến khám, ngoài ra còn cần hỏi tình trạng nghề nghiệp và gia đình để thấy được các nguyên nhân, liên quan gây bệnh. Các triệu chứng chính cần lưu ý:- Đau họng: là triệu chứng chính của họng, thời gian và mức độ đau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám họng, thanh quản Khám họng, thanh quản 1. Hỏi bệnh: Bệnh nhân khi khám họng có nhiều lý do: có thể bị đau họng, nuốt vướnghoặc khàn tiếng, khó thở, ho... Để biết rõ về bệnh: thời gian khởi phát, diễn biến và hiện trạng của bệnh, đãđiều trị thuốc gì? chủ yếu là của các chứng đưa người bệnh đến khám, ngoài racòn cần hỏi tình trạng nghề nghiệp và gia đình để thấy được các nguyên nhân, liênquan gây bệnh. Các triệu chứng chính cần lưu ý: - Đau họng: là triệu chứng chính của họng, thời gian và mức độ đau có liênquan đến thời tiết. - Khàn tiếng: những biến đổi về khàn tiếng, về âm lượng, âm sắc liên quantới nghề nghiệp (đối với những người phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên,nhân viên bán hàng, ca sĩ ...) - Nuốt vướng. - Ho. 2. Khám họng, thanh quản. Dụng cụ: Đèn Clar, gương trán. Đè lưỡi Gương soi vòm, soi thanh quản. Thuốc tê 2.1. Khám họng: Khám họng gồm 3 bước: khám miệng, khám họng không có dụng cụ, khámhọng có dụng cụ. - Khám miệng: miệng và họng có quan hệ chặt chẽ với nhau không thểkhám họng mà không khám miệng. Dùng đè lưỡi vén má ra để xem răng, lợi vàmặt trong của má xem hàm ếch và màn hầu có giá trị trong chẩn đoán bảo bệnhnhân cong lưỡi lên xem sàn miệng và mặt dưới lưỡi. - Khám họng không có dụng cụ: bảo bệnh nhân há miệng, thè lưỡi và kêu êê..., lưỡi gà sẽ kéo lên và amiđan sẽ xuất hiện trong tư thế bình thường. Cáchkhám này bệnh nhân không buồn nôn. - Khám họng có dụng cụ: Khám họng bằng đè lưỡi: Muốn khám tốt nên gây tê tại chỗ để tránh phản xạ nôn. Bảo bệnh nhân hámiệng không thè lưỡi thở nhẹ nhàng. Thầy thuốc đặt nhẹ đè lưỡi lên 2/3 trước lưỡi sau đó ấn lưỡi từ từ xuống,không nên để lâu quá. Chúng ta cần xem được: màn hầu, lưỡi gà, trụ trước, trụ sau, amiđan vàthành sau họng, muốn thấy rõ amiđan ta có dùng cái vén trụ trước sang bên, chú ýxem sự vận động của màn hầu, lưỡi gà. Hình ảnh bình thường: màn hầu cân đối, lưỡi gà không lệch, amiđan kíchthước vừa phải không có chấm mủ, niêm mạc hồng hào. Trụ trước, trụ sau bìnhthường không xung huyết đỏ, thành sau họng sạch nhẵn.H1. Cách khám họng H2. Hình ảnh họng miệngH3. Cách khám thanh quản H4. Hình ảnh thanh quản Hình ảnh bệnh lý thường gặp: lưỡi gà bị lệch, amiđan nhiều chấm mủ, tổchức lympho quá phát ở thành sau họng. Khám họng bằng que trâm: dùng que trâm quấn bông chọc nhẹ vào mànhầu, nền lưỡi, thành sau họng xem bệnh nhân có phản xạ nôn không? nếu khốngcó phản xạ tức là mất cảm giác của dây V dây IX và dây X. Khám vòm họng bằng gương: trong khám mũi sau tay trái cầm đè lưỡi tayphải cầm cán gương soi lỗ nhỏ luồn ra phía sau màn hầu. Trong khi đó bệnh nhânthở bằng mũi. Chúng ta quan sát được cửa mũi sau, nóc vòm, vòi Esutachi. Xemđược có u sùi không? có viêm loét ở vòm họng không? có polyp cửa mũi saukhông? 2.2. Khám thanh quản: - Bằng gương (gián tiếp): Bệnh nhân ngồi ngay ngắn, thầy thuốc tay trái cầm gạc kéo lưỡi bệnh nhân,tay phải cầm cán gương soi thanh quản (tuỳ tuổi mà dùng các cỡ khác nhau), tốtnhất là gây tê trước khi soi. Sau khi hơ nóng trên đèn cồn, tay trái kéo lưỡi tay phải luồn gương quamàn hầu bảo bệnh nhân kêu ê. ê. để thấy được sự di động của dây thanh. Cần quan sát: xem có u vùng tiền đình thanh quản không? dây thanh (màusắc, có hạt không? khép có kín không?), xoang lê có sạch không? - Bằng ống soi Chevalier - Jackson (trực tiếp): với phương pháp này chúngta nhìn rõ hơn vùng thanh quản. - Các bệnh thường gặp: Viêm nề thanh quản. Hạt xơ dây thanh. Polyp dây thanh. U (gặp trong ung thư thanh quản).

Tài liệu được xem nhiều: