Danh mục

Kháng nguyên HLA-DR2 trên bệnh nhân lupus đỏ hệ thống

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.78 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xác định mối liên quan giữa kháng nguyên HLA-DR2 và bệnh lupus đỏ hệ thống cũng như như mối liên quan giữa kháng nguyên HLA-DR2 với tổn thương thận do lupus.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kháng nguyên HLA-DR2 trên bệnh nhân lupus đỏ hệ thốngNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 KHÁNG NGUYÊN HLA-DR2 TRÊN BỆNH NHÂN LUPUS ĐỎ HỆ THỐNG Phạm Thị Uyển Nhi*, Lê Thái Vân Thanh**, Văn Thế Trung**TÓM TẮT Mở đầu: Vai trò của hệ gen HLA-DR trên bệnh lupus đỏ hệ thống đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷnay. Gần đây, người ta nhận thấy rằng kháng nguyên HLA-DR2 là một trong các gen chỉ điểm có vai trò tiềmnăng trong việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh lupus đỏ hệ thống. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu chỉ ra khángnguyên HLA-DR2 cũng có thể liên quan tới biến chứng thận trong bệnh lupus. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa kháng nguyên HLA-DR2 và bệnh lupus đỏ hệ thống cũng như nhưmối liên quan giữa kháng nguyên HLA-DR2 với tổn thương thận do lupus. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân lupus đỏ hệ thống được chẩn đoán theo một trong haitiêu chuẩn ACR 1997 và SLICC 2012. Nhóm chứng có độ tuổi và giới tính tương đồng nhóm bệnh. Chúng tôithu thập mẫu máu ở cả hai nhóm để xét nghiệm tìm kháng nguyên HLA-DR2 bằng phương pháp PCR. Chúngtôi so sánh tỉ lệ kháng nguyên HLA-DR2 giữa nhóm bệnh nhân lupus đỏ hệ thống và nhóm chứng để tìm mốiliên quan. Đồng thời, chúng tôi cũng so sánh tỉ lệ HLA-DR2 giữa nhóm bệnh lupus đỏ hệ thống có biến chứngthận và nhóm chứng, giữa nhóm lupus đỏ hệ thống có và không có biến chứng thận để xác định mối liên quan. Kết quả: Chúng tôi đã thu thập được 80 bệnh nhân (74 nữ và 6 nam) và 30 người ở nhóm chứng trongnghiên cứu này. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự gia tăng cao có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ khángnguyên HLA-DR2 ở nhóm bệnh nhân lupus đỏ hệ thống so với nhóm chứng (51,2% ở nhóm bệnh và 20% ởnhóm chứng, P = 0,003, OR = 4,205). Khi phân tích mối liên quan trên nhóm bệnh lupus đỏ hệ thống có biếnchứng thận, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ kháng nguyên HLA-DR2 tăng cao hơn hẳn so với nhóm chứng (61,8% và20%, P=0,000, OR = 6,476). Từ đó, chúng tôi phân tích riêng giữa hai nhóm bệnh lupus đỏ hệ thống có và khôngcó biến chứng thận, kết quả cho thấy tỉ lệ giữa hai nhóm này khác biệt có ý nghĩa thống kê (61,8% và 28%, P =0,005, OR = 4,163). Kết luận: Kháng nguyên HLA-DR2 liên quan với bệnh lupus đỏ hệ thống cũng như biến chứng thận.Chúng tôi cho rằng các bác sĩ lâm sàng có thể xem xét thực hiện xét nghiệm tìm kháng nguyên HLA-DR2 để hỗtrợ chẩn đoán cũng như tiên lượng diễn tiến thành biến chứng thận của bệnh lupus đỏ hệ thống. Từ khóa: Kháng nguyên HLA-DR2, lupus đỏ hệ thống, biến chứng thận, yếu tố gen.ABSTRACT ANALYZING HLA-DR2 ANTIGEN IN VIETNAMESE PATIENTS WITH SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS Pham Thi Uyen Nhi, Le Thai Van Thanh, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 88 - 93 Background: The role of HLA-DR in systemic lupus erythematosus (SLE) has been widely researchedfor decades. Recently, HLA-DR2 has been found that there was the potential to be one of the genetic markerfor diagnosis and prediction for SLE. In addition, HLA-DR2 also has a significant association with renaldisorder of lupus. * Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: TS. BS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705 Email: vanthetrungdhyd@yahoo.com88Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Aim: To clarify the association between genetic marker HLA-DR2 and SLE as well as SLE withrenal disorder. Methods: Vietnamese patients were diagnosed with SLE according to the ACR 1997 and/or SLICC2012 and healthy controls, ethnically, agedly and sexually were matched with lupus patients. Two groupswere collected blood samples to determine HLA-DR2 antigen by using PCR technique based oncommercially obtained antisera defining DR1-DRw10. We compared frequency of HLA-DR2 between theSLE patients and the controls. We also compared SLE patients with renal disorder and the controls, SLEpatients with and without renal disorder. Results: Eighty patients (74 females and 6 males) and thirty controls were collected in our study.There was a significantly higher frequency of HLA-DR2 prevalence in patients with SLE versus the control(51.2% in SLE versus 20% in control, P=0.003, OR = 4.205). Analyzing the HLA-DR2 allele distributionin SLE patients with renal disorder revealed that HLA-DR2 frequency was enormously increased whencompared with controls (61.8% versus 20%, P=0.000, OR = 6.476). Interestingly, there was a significantdifference in HLA-DR2 allele distribution between the SLE patients with and without renal disorder(61.8% versus 28%, P = 0.005, OR = 4.163). Conclusions: HLA-DR2 antigen associated ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: