Kháng nguyên (Kỳ 5)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kháng nguyên (Kỳ 5) Kháng nguyên (Kỳ 5) 4.1.2. Hệ Rh Landsteiner và Wiener (1930) đã nhận thấy như sau: nếu lấy hồng cầu khỉRhesus gây miễn dịch cho thỏ, thì huyết thanh thỏ không những có khả năng gâyngưng kết hồng cầu khỉ mà còn có thể gây ngưng kết hồng cầu của một số người.Ban đầu, những người có hồng cầu bị ngưng kết bởi huyết thanh thỏ như mô tả ởtrên được xếp vào nhóm Rh+, và những người có hồng cầu không bị ngưng kếtđược xếp vào nhóm Rh-, hình thành một hệ thống nhóm máu gọi là hệ thống nhómmáu Rh. Trong hệ thống nhóm máu Rh có nhiều kháng nguyên, phần lớn trong sốchúng có tính phản ứng chéo và có tính sinh miễn dịch yếu, trừ kháng nguyên Dcó tính sinh miễn dịch mạnh. Khi trên bề mặt hồng cầu của một cơ thể có khángnguyên D thì cơ thể đó được gọi là Rh+ mà không cần để ý đến các kháng nguyênkhác trong hệ Rh như thế nào. Kháng thể kháng D không xuất hiện tự nhiên trong huyết thanh, mà chúngchỉ được hình thành ở cơ thể Rh- khi cơ thể Rh- được gây miễn dịch bằng hồng cầucó kháng nguyên D (Rh+), chẳng hạn trong trường hợp truyền máu của người Rh+cho người Rh-, hoặc trường hợp người mẹ Rh- mang thai Rh+; trong các trườnghợp này, kháng thể chủ yếu thuộc lớp IgG. Việc xác định nhóm máu hệ Rh rất phức tạp do tính phản ứng chéo củakháng nguyên, do kháng nguyên yếu và do huyết thanh không gây ngưng kếtmạnh như đối với hệ ABO. Trong thực tế, để phát hiện các kháng nguyên trong hệRh hoặc phát hiện kháng thể kháng D trong huyết thanh, người ta thường làmphản ứng Coombs trực tiếp hoặc gián tiếp. Chẳng hạn, để phát hiện kháng thểkháng D trong một mẫu huyết thanh, trước tiên người ta trộn huyết thanh đó vớimột hỗn dịch hồng cầu có kháng nguyên D, sau đó rửa hồng cầu rồi cho thêmhuyết thanh thỏ kháng globulin người; nếu xảy ra hiện tượng ngưng kết hồng cầuthì có thể kết luận rằng trong mẫu huyết thanh được xét nghiệm có mặt kháng thểkháng D. Vấn đề này sẽ được bàn kỹ hơn trong phần “Các phản ứng kháng nguyên- kháng thể”. 4.2. Các kháng nguyên vi sinh vật Một tế bào vi khuẩn có cấu trúc kháng nguyên khá phức tạp: chúng có thểlà các kháng nguyên vỏ (kháng nguyên bề mặt), kháng nguyên vách, khángnguyên lông, kháng nguyên ngoại tế bào (ngoại độc tố, enzyme …) Các kháng nguyên vỏ vi khuẩn thường có bản chất là polysaccharide, và cóthể dựa vào tính đặc hiệu của các polysaccharide này để định type vi khuẩn trongmột loài vi khuẩn nào đó. Chẳng hạn, dựa vào kháng nguyên vỏ, có thể phân địnhđược tới khoảng 80 type huyết thanh khác nhau của vi khuẩn Diplococcuspneumoniae. Các kháng nguyên lông vi khuẩn có bản chất là protein. Kháng nguyên lôngcũng mang tính đặc hiệu với các type vi khuẩn; với Salmonella chẳng hạn, ngườita có thể phân định được trên 1000 type huyết thanh khác nhau dựa vào tính đặchiệu của kháng nguyên lông. Các kháng nguyên ngoại tế bào của vi khuẩn (ngoại độc tố, enzyme …)cũng có bản chất là protein. Các kháng nguyên này có tính đặc hiệu với type vikhuẩn, và do đó có thể được ứng dụng để chẩn đoán huyết thanh học nhiễm khuẩn.Một ví dụ điển hình là kháng nguyên ngoại tế bào của Streptococcus, streptolyzinO, được ứng dụng trong chẩn đoán huyết thanh học nhiễm Streptococcus (phảnứng ASLO - phát hiện kháng thể kháng streptolyzin O trong huyết thanh bệnhnhân nghi ngờ nhiễm Streptococcus). Ngoài ra, một số vi khuẩn như vi khuẩn uốnván, bạch hầu … giải phóng ngoại độc tố gây bệnh, độc tố này có tính sinh miễndịch đáng kể. Nếu làm bất hoạt các ngoại độc tố này (nghĩa là làm mất hoạt tínhgây độc của ngoại độc tố nhưng vẫn giữ được tính sinh miễn dịch của chúng),chúng ta thu được giải độc tố (toxoid), và có thể sử dụng các giải độc tố làmvaccine phòng bệnh. Mặt khác, có thể sử dụng giải độc tố để gây miễn dịch tạohuyết thanh chống ngoại độc tố (còn gọi là kháng độc tố - antitoxin) sử dụng trongđiều trị (chẳng hạn huyết thanh kháng uốn ván - SAT). Các kháng nguyên virus có thể ở bề mặt (capsid) hoặc ở bên trong. Tuỳtheo tính đặc hiệu của các kháng nguyên này, có thể phân định được các nhómvirus, các type virus và các type phụ của virus. Ví dụ, kháng nguyên nucleoproteic(NPA) là kháng nguyên chung cho tất cả các virus pox. Một số virus có khả năngthay đổi kháng nguyên bề mặt, tạo ra các type phụ. 4.3. Kháng nguyên phù hợp tổ chức (Kháng nguyên hoà hợp mô): Khi ghép một cơ quan hay một bộ phận (chẳng hạn một mảnh da) từ một cáthể này sang một cá thể khác, nếu hai cơ thể giống nhau hoàn toàn về mặt ditruyền (ví dụ hai anh em sinh đôi cùng trứng, hoặc hai động vật trong cùng dòngthuần chủng) thì mảnh ghép sẽ phát triển bình thường trên cơ thể nhận ghép. Trong các trường hợp còn lại, mảnh ghép là một vật lạ đối với cơ thể nhận,và do đó sẽ kích thích cơ thể nhận sinh đáp ứng miễn dịch chống lại mảnh ghép,đó là phản ứng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kháng nguyên bài giảng miễn dịch học y học cơ sở kiến thức bệnh học giáo trình miễn dịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Gút và tăng uric trong máu (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 trang 29 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 5)
6 trang 29 0 0 -
5 trang 28 0 0
-
5 trang 28 0 0
-
Những đồ chơi tuyệt vời cho bé 2 tuổi
3 trang 27 0 0 -
5 trang 27 0 0
-
7 Con Đường Để Bé Phát Triển Trí Thông Minh
3 trang 27 0 0