Danh mục

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến sự sinh trưởng và khả năng kháng nấm của vi khuẩn lactobacillus trên chủng nấm mốc lasiodiplodia pseudotheobromae gây bệnh trên chôm chôm sau thu hoạch

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 806.73 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài đã kết hợp tính ưu việt của Chitosan và ba chủng vi khuẩn Lactobacillus spp nhằm tăng hoạt tính kháng nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây bệnh trên chôm chôm sau thu hoạch. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến sự sinh trưởng và khả năng kháng nấm của vi khuẩn lactobacillus trên chủng nấm mốc lasiodiplodia pseudotheobromae gây bệnh trên chôm chôm sau thu hoạchKHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN SỰ SINHTRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM CỦA VI KHUẨN LACTOBACILLUSTRÊN CHỦNG NẤM MỐC LASIODIPLODIA PSEUDOTHEOBROMAE GÂY BỆNHTRÊN CHÔM CHÔM SAU THU HOẠCHĐỗ Thị Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Trúc, Nguyễn Phan ThảoTrường Đại học Công nghiệp TP.HCMNgày nhận bài: 09/5/2016Ngày chấp nhận đăng: 14/6/2016TÓM TẮTChôm chôm sau thu hoạch dễ bị hư hỏng do nấm bệnh phát triển. Chitosan sử dụng làm màng bao thựcphẩm, có tính kháng khuẩn, kháng nấm và hạn chế tổn thất chất dinh dưỡng cho thực phẩm (Allan và Hadwiger,1979). Một số chủng vi khuẩn Lactobacillus spp (L.plantarum CC6, L.fermentum DC2 và L.fermentum DG2)được chứng minh có hoạt tính kháng nấm cao. Đề tài đã kết hợp tính ưu việt của Chitosan và ba chủng vi khuẩnLactobacillus spp nhằm tăng hoạt tính kháng nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây bệnh trên chôm chômsau thu hoạch. Kết quả khảo sát cho thấy các chủng vi khuẩn Lactobacillus ở nhiệt độ 130C phát triển tốt hơnnhiệt độ phòng (khoảng 25±20C). Kết hợp với 0,01% chitosan ở cả hai điều kiện nhiệt độ, vi khuẩn Lactobacilluscó khả năng kháng nấm bệnh tốt nhất. Ở 130C nhiệt độ tốt ưu cho sự phát triển của vi khuẩn L.plantarum CC6 vàkháng nấm tốt nhất.Từ khóa: Chôm chôm, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus fermentum, Chitosan, LasiodiplodiapseudotheobromaeINVESTIGATION OF THE EFFECT OF CHITOSAN CONCENTRATIONS ON THEGROWTH AND ANTIFUNGAL ACTIVITY OF LACTOBACILLUS ONPOSTHARVESTING RAMBUTAN DAMAGED BY FUNGI OF LASIODIPLODIAPSEUDOTHEOBROMAEABSTRACTHarvested rambutan is easy to be damaged because of fungi. Chitosan has been used to make foodcovering and has been proved to have antibiotic and antifungal manner and having ability to slow down thenutrition loss (Allan and Hadwiger, 1979). Some kinds of Lactobacillus spp (L.plantarum CC6, L.fermentumDC2 and L.fermentum DG2) has been proved to have high antifungal ability. The subject combined theadvantages of Chitosan and 3 kinds of Lactobacillus spp to increase the antifugal ability against Lasiodiplodiapseudotheobromae which causes disease on rambutan fruit. The survey results show that Lactobacillus spp at130C developed better than the room temperature (25±20C). Chitosan was combined at 0,01% w/w withLactobacillus spp at both temperature conditions. The result was shown that the L.plantarum CC6 have the bestquality of the development and the antifugal ability at 13 0C1. ĐẶT VẤN ĐỀChôm chôm là một loại quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, là một nguồn cung cấp vitaminC (36,8mg/100g ăn được) và canxi (22mg/100g ăn được). Ngoài ra, loại trái cây này còn cungcấp lượng niacin, kẽm, protein và chất xơ. Số lượng sản xuất lớn, chủ yếu để ăn tươi (Srilaongvà ctv, 2002). Ở nhiệt độ cao và ẩm độ thấp chôm chôm dễ bị hư hỏng do sự phát triển củanấm bệnh, do đó chôm chôm có thời gian bảo quản ngắn. Sử dụng thường xuyên thuốc diệtnấm để kiểm soát bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường và ít được người tiêu dùng chấpnhận (Sivakumar và ctv, 2002). Sau thu hoạch, chôm chôm còn được bảo quản bằng phươngpháp xử lý hóa chất hoặc kiểm soát khí quyển (Paull và ctv, 1995) nhưng kết quả chưa thựcsự khả quan.Chôm chôm thường có thời gian bảo quản ngắn do nấm Lasiodiplodia pseudotheobromaegây bệnh thối lan mờ. Bệnh xảy ra trên một vùng vỏ quả, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ613, thứ 4 trong quá trình bảo quản. Ban đầu, trên vỏ quả chỉ xuất hiện một vệt màu nâu rấtnhạt, rất mờ có đường kính khoảng 0,8 cm. Vết bệnh tiếp tục phát triển lan dần ra bề mặt vỏquả với tốc độ khá nhanh. Sau khi xuất hiện 1 đến 2 ngày vết bệnh chuyển sang màu nâu đậm,chảy nước và bắt đầu hỏng. Quả chôm chôm bị hỏng có màu đen và xuất hiện các khuẩn tynấm (Trần Thượng Tuấn, 1994; Trần Thụy Ái Tâm, 2012).Hình 1: Triệu chứng bệnh thối lan mờ do Lasiodiplodia pseudotheobromae gây ra trênchôm chômChitosan ở thể rắn, có màu trắng hay vàng nhạt, không mùi vị, không tan trongnước, dung dịch kiềm và axit đậm đặc nhưng tan trong axit loãng với pH=6. Chitosanđược sử dụng phổ biến như một lựa chọn thay thế cho thuốc diệt nấm tổng hợp. Chitosan làmột dẫn xuất của chitin đang được nghiên cứu chế tạo làm màng bao thực phẩm thay thế PE,PP. Màng chitosan tạo thành có tính kháng khuẩn, kháng nấm và hạn chế tổn thất chất dinhdưỡng cho thực phẩm (Allan và Hadwiger, 1979). Ở 4oC với 2% chitosan có thể kéo dài thờigian bảo quản cà rốt trong 4 tuần (Wójci và ctv., 2008).Hiện nay, việc nghiên cứu, phân lập các chủng vi sinh vật có hoạt tính đối kháng chốnglại một số bệnh sau thu hoạch trên trái cây tươi nói chung và chôm chôm nói riêng cũng đangđược quan tâm. Có thể kể đến 3 chủng vi khuẩn Lactobacillus spp. (CC6, DC2 và DG2) đượcphân lập và tuyển chuyển chọn từ 56 chủng vi khuẩn Lactobacill ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: