Danh mục

Khảo sát các yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng liên quan đến tăng nhãn áp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.34 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết trình bày về các yếu tố dịch tễ, tỉ lệ xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền phòng, tổn thương thể thủy tinh trên bệnh nhân bị tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu. Kết quả cho thấy tăng nhãn áp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu là biến chứng nặng nề, các thương tổn hay gặp liên quan đến tăng nhãn áp là xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền phòng, tổn thương thể thủy tinh và sự phối hợp các tổn thương trên với tỉ lệ cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát các yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng liên quan đến tăng nhãn áp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ VÀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG NHÃN ÁP TRONG CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU Lê Minh Tuấn*, Nguyễn Thị Thu Hương* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố dịch tễ, tỉ lệ xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền phòng, tổn thương thể thủy tinh trên bệnh nhân bị tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân bị chấn thương đụng dập nhãn cầu có tăng nhãn áp tại khoa Chấn thương bênh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ 05/2012 đến 04/2013. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 37,51 ± 14,02 tuổi (16 tuổi - 77 tuổi), tỉ lệ nam: nữ là 4,5:1. Chấn thương đụng dập nhãn cầu do tai nạn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất (57,4%). Đa số bệnh nhân nhập viện ngay trong ngày đầu tiên sau chấn thương 42,6% (46/108) và đến từ nông thôn (70,4%). Thị lực dưới 1/10 trong nghiên cứu này chiếm tỉ lệ cao nhất (81,5%). Nhãn áp trung bình của 108 bệnh nhân là 36,7 ± 8,3 mmHg (24,4- 59,1mmHg). Tỉ lệ xuất huyết tiền phòng 53,7% (58/108), lùi góc tiền phòng 67,6% (73/108), lệch hoặc bán lệch thể thủy tinh 56,5% (61/108), đục vỡ thể thủy tinh 4,6% (5/108). 69% mắt (74/108) có tổn thương kết hợp các hình thái trên. Kết luận: Tăng nhãn áp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu là biến chứng nặng nề, các thương tổn hay gặp liên quan đến tăng nhãn áp là xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền phòng, tổn thương thể thủy tinh và sự phối hợp các tổn thương trên với tỉ lệ cao. Từ khoá: nhãn áp, chấn thương đụng dập nhãn cầu ABSTRACT SURVEY ON EPIDEMIC FACTORS AND CLINICAL MANIFESTATIONS RELATED TO INCREASING INTRAOCULAR PRESSURE IN CONTUSION INJURIES Le Minh Tuan, Nguyen Thi Thu Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 9 - 15 Purpose: Survey on epidemic factors and the rate of hyphema, angle recession, lens lesion in contusion injuries. Objective and methods: Descriptive cross- sectional study on 108 eyes having increased IOP in contusion injuries in Trauma department, Ho Chi Minh Eye Hospital from 05/2012 to 04/2013. Result: Average age: 37.51 ± 14.02 years old (16-77); female: male is 4.5:1. Most of contusion injury related to living activates (57.4%) and from rural area (70.4%). 81.5% eyes have visual acute under 1/10. Average IOP is 36.7 ± 8.3 mmHg (24.4 - 59.1mmHg). The rate: hyphema: 53.7% (58/108), angle recession: 67.6% (73/108), luxated-dislocated lens: 56.5% (61/108), opaque and ruptured lens: * Bộ môn Mắt, ĐHYD TP.HCM. Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Thu Hương Mắt ĐT: 0903917886 Email: phamhuongnguyen10@yahoo.com 9 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 4.6% (5/108). 69% eyes (74/108) have combination these lesions. Conclusion: Increasing IOP is severe outcome in contusion injuries. Hyphema, angle recession, lens lesion are common clinical manifestation related to increasing IOP, combined these factors in high rate. Keywords: intraocular pressure, ocular contusion injury ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương nhãn cầu là tình trạng bệnh thường gặp trong các bệnh lý của nhãn cầu, là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em, người lớn và nhất là những người trẻ tuổi. Chấn thương nhãn cầu được phân loại thành chấn thương nhãn cầu kín và chấn thương nhãn cầu hở. Chấn thương đụng dập nhãn cầu là dạng hay gặp nhất trong chấn thương nhãn cầu kín. Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường dẫn đến thay đổi cấu trúc của nhãn cầu do sự biến dạng nhanh chóng của mô trong nhãn cầu. Những thương tổn hay tắc nghẽn vùng bè có thể dẫn đến tăng nhãn áp sau chấn thương. Tăng nhãn áp trong thời gian ngắn hay dài đều có thể đưa đến mắt chấn thương phát triển thành glôcôm, và đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của chấn thương nhãn cầu. Khi nhãn áp đo được trên 21 mmHg thì được gọi là tăng nhãn áp. Tăng áp do chấn thương xảy ra do nhiều cơ chế khác nhau. Tại Việt Nam, nhiều nhà nhãn khoa đã quan tâm các vấn đề về tăng nhãn áp sau chấn thương, nhưng hầu hết là những nghiên cứu đi sâu vào hình thái lâm sàng gây tăng nhãn áp cụ thể; chưa có nghiên cứu khảo sát hệ thống về tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Từ 05/2012 đến 04/2013108 bệnh nhân bị chấn thương đụng dập nhãn cầu có tăng nhãn áp tại khoa Chấn thương bênh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ 05/2012 đến 04/2013. Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu khi đáp ứng các tiêu chuẩn: chấn thương đụng dập nhãn cầu có tăng nhãn áp (nhãn áp đo 10 bằng Schiotz trên 21mmHg). Tỉnh táo, hợp tác tốt với bác sĩ để đo các chỉ số. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu khi có các yếu tố sau: bệnh nhân bị đa chấn thương, chấn thương xuyên đã khâu bảo tồn. Có tiền sử chấn thương trước hoặc có phẫu thuật nội nhãn trước đó như: thay thể thủy tinh, phẫu thuật v ...

Tài liệu được xem nhiều: