Danh mục

Khảo sát hiệu quả kháng đông qua chỉ số INR ở người cao tuổi được điều trị bằng Acenocoumarol sau phẫu thuật thay van tại viện tim thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.68 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát thời gian kháng đông đạt mục tiêu điều trị qua chỉ số INR (International Normalised Ratio) và TTR (Time in the therapeutic range) ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được điều trị bằng acenocoumarol sau phẫu thuật thay van tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hiệu quả kháng đông qua chỉ số INR ở người cao tuổi được điều trị bằng Acenocoumarol sau phẫu thuật thay van tại viện tim thành phố Hồ Chí MinhY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT HIỆU QUẢ KHÁNG ĐÔNG QUA CHỈ SỐ INR Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ACENOCOUMAROLSAU PHẪU THUẬT THAY VAN TẠI VIỆN TIM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hải Yến**, Nguyễn Văn Trí*, Nguyễn Thanh Vy*TÓM TẮT Mở đầu: Thuốc kháng đông đường uống được chỉ định sau phẫu thuật thay van (sinh học, cơ học). Việc sựdụng thuốc kháng đông ở người cao tuổi khó đạt hiệu quả điều trị cũng như xuất hiện nhiều biến chứng hơn. Mục tiêu: Khảo sát thời gian kháng đông đạt mục tiêu điều trị qua chỉ số INR (International NormalisedRatio) và TTR (Time in the therapeutic range) ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được điều trị bằng acenocoumarolsau phẫu thuật thay van tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Theo dõi dọc, hồi cứu hàng loạt ca. Đối tượng là những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lênđược thay van trong khoảng thời gian từ đầu tháng 01/2012 đến hết tháng 12/2014 tại Viện Tim thành phốHồ Chí Minh. Kết quả: Có 81 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên với tỉ lệ nam nữ gần tương đương trong nghiên cứu. Tất cảđược thay van và điều trị chống đông bằng acenocoumarol.Sau 6 tháng theo dõi hậu phẫu, tỉ lệ INR đạt mục tiêuđiều trị tính theo kiểu truyền thống là 36,2% và thời gian kháng đông đạt mục tiêu điều trị- TTR- tính theophương pháp tuyến tính (phương pháp Rosendaal) là 35,1%. Tỉ lệ TTR hữu hiệu tính theo phương phápRosendaal là 12% sau 6 tháng theo dõi. Nghiên cứu không ghi nhận biến chứng thuyên tắc huyết khối trong thờigian 6 tháng theo dõi hậu phẫu. Có 5 trường hợp xảy ra biến chứng xuất huyết có liên quan đến kháng đôngchiếm tỉ lệ 6,2% trong đó có 1 trường hợp xuất huyết dưới da lan rộng, 1 trường hợp xuất huyết tiêu hóa dướikhông rõ nguyên nhân, 1 trường hợp xuất huyết trong u đại tràng đã từng 1 lần phẫu thuật, 1 trường hợp trànmáu màng tim và 1 trường hợp tràn máu màng phổi. INR tại thời điểm xảy ra biến cố xuất huyết đều cao vượtmục tiêu điều trị (ca 1=7,02; ca 2= 6,2;ca 3= 5;ca 4= 5,63;ca 5= 4,04). Giá trị TTR vào thời điểm xảy ra biến cố đềukhông đạt (ca 1: 35%; ca 2: 20%; ca 3: 17%, ca 4: 16%, ca 5: 7%). Không ghi nhận trường hợp tử vong do xuấthuyết trong thời gian nghiên cứu. Các biến chứng xảy ra trong khoảng thời gian 1 tháng sau phẫu thuật. Khảosát cụ thể hơn, nghiên cứu ghi nhận giá trị TTR trung bình của nhóm có biến chứng và nhóm không biến chứnglần lượt là 14,67% và 41,89%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,02). Kết luận: Tỉ lệ INR đạt mục tiêu điều trị ở bệnh nhân cao tuổi được điều trị chống đông bằngacenocoumarol trong thời gian 6 tháng sau phẫu thuật thay van tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minhkhông cao dù tính theo kiểu truyền thống hay theo phương pháp tuyến tính, còn gọi là phương phápRosendaal. Tuy không ghi nhận trường hợp kẹt van hay thuyên tắc huyết khối não hoặc ngoại biên trongsuốt thời gian theo dõi, nghiên cứu ghi nhận có 5 trường hợp có biểu hiện xuất huyết liên quan kháng đông.Nghiên cứu cho thấy INR cao là 1 yếu tố có thể liên quan đến xuất huyết cũng như tình trạng INR khôngđạt khiến thời gian kháng đông đạt mục tiêu điều trị thấp là một yếu tố xuất hiện trong các trường hợp cóbiến chứng do dùng kháng đông. Vì thế, việc theo dõi điều trị kháng đông nhằm đảm bảo INR ổn định trongmục tiêu điều trị cần được quan tâm chặt chẽ hơn nữa để công tác chăm sóc người bệnh cao tuổi có sử dụngkháng đông sau phẫu thuật thay van đạt kết quả tốt hơn. Từ khóa: người cao tuổi, phẫu thuật thay van tim, điều trị với acenocoumarol, thời gian kháng đông đạtmục tiêu điều trị *Bộ môn Lão khoa, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Hải Yến ĐT: 0989951480 Email: haiyen_nguyen2000@yahoo.comTim Mạch 273Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017ABSTRACT EVALUATION OF ANTICOAGULATION EFFICACY THROUGH INR VALUES IN THE ELDELYANTICOAGULATED BY ACENOCOUMAROL AFTER VALVULAR REPLACEMENT AT HOCHIMINH HEART INSTITUTE Nguyen Thị Hai Yen, Nguyen Van Tri, Nguyen Thanh Vy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 273 - 279 Background: The oral anticoagulants are usually indicated after the valve replacement surgery. The use ofanticoagulants in the elderly seems difficult to achieve therapeutic effect as well as appear more complications. Objectives: Evaluation of the efficacy of anticoagulation by INR (International Normalized Ration) andTTR (Time in the therapeutic range) values ...

Tài liệu được xem nhiều: