Khảo sát hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây sả chanh Cymbopogon citratus trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 578.90 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát chất lượng và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây Sả chanh (Cymbopogon citratus) trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định. Kết quả cho thấy hàm lượng citral dao động từ 75,35 - 79,71% (thân Sả chanh) và 77,10 - 80,73% (lá Sả chanh).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây sả chanh Cymbopogon citratus trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00084 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU TỪ CÂY SẢ CHANH Cymbopogon citratus TRỒNG TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Mai1*, Trần Bảo Trâm1, Đỗ Thị Kim Trang1, Trần Văn Quảng1, Trương Thị Chiên1, Mai Thị Đàm Linh2 Tóm tắt: Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát chất lượng và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây Sả chanh (Cymbopogon citratus) trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định. Kết quả cho thấy hàm lượng citral dao động từ 75,35 - 79,71% (thân Sả chanh) và 77,10 - 80,73% (lá Sả chanh). Tinh dầu Sả chanh thu được có khả năng chống oxy hóa với hàm lượng DPPH đạt 89,31% (thân Sả chanh) và 69,31% (lá Sả chanh). Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, sử dụng 07 chủng vi sinh vật kiểm định: Enterococcus faecalis (ATCC- 33186), Shigella flexneri (ATCC- 12022), Escherichia coli (ATCC- 25922), Streptococcus pneumoniae (ATCC- 49619), Staphylococcus aureus (ATCC- 25923), Salmonella typhi (ATCC- 14028), Klebsiella pneumoniae (ATCC- 70063). Theo thực nghiệm cho thấy rằng tinh dầu Sả chanh C. citratus có khả năng ức chế sự phát triển của cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Trong đó đường kính vòng kháng khuẩn E. faecalis, S. flexneri, E. coli, S. pneumoniae, S. aureus và K. pneumoniae,... của tinh dầu Sả chanh cao nhất đạt 20 mm (D-d, mm) và ở các chủng vi khuẩn S. flexneri và S. pneumoniae là 20,5 mm. Tinh dầu Sả chanh C. citratus trong các mẫu thu thập của thí nghiệm này trồng tại Hòa Bình có hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn tốt và cao hơn so với tinh dầu Sả chanh C. citratus trồng tại Hà Nam và Nam Định. Từ khóa: Hoạt tính kháng khuẩn, Sả chanh, thành phần hóa học, tinh dầu. 1. MỞ ĐẦU Sả chanh (Cymbopogon citratus) là một cây thuốc lâu năm thuộc họ Poaceae, phân bố trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới (Wagdi et al., 2017). Trong y học cổ truyền, Sả chanh có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, thông tiểu, hạ khí, tiêu đờm (Đỗ Tất Lợi, 2006). Do đó, Sả chanh được sử dụng trong y học cổ truyền như một loại thuốc kháng khuẩn, chống viêm, ho, táo bón, tiêu chảy, cúm, sốt rét, đau dạ dày (Đỗ Tất Lợi, 2006). Thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanh rất khác nhau phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như đất trồng, nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu (Tajidin et al., 2012; Paviani et al., 2006), do đó, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hoạt động kháng khuẩn của tinh dầu thu được. Mặc dù có sự khác nhau trong thành phần chính của tinh dầu Sả chanh nhưng hàm lượng citral- một hoạt chất chính của tinh dầu Sả chanh luôn dao động trong khoảng 30,0 - 93,76% (Negrelle & 1Trung tâm Sinh học thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ 2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: thanhmai193@yahoo.com PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 681 Gomes, 2007) và neral aldehyde (25 - 38%) - thành phần tạo mùi hương đặc trưng cho tinh dầu Sả chanh (Vyshali et al., 2016). Một trong những đặc tính ưu việt của tinh dầu Sả chanh là có khả năng kháng lại một số vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng các loại tinh dầu và các chất chiết từ thực vật để kiểm soát mầm bệnh là một xu hướng phát triển tất yếu phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Nhiều nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu Sả chanh trên thế giới đã được công bố (Tatiana et al., 2017, Vyshali et al., 2016). Tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh được chứng minh là do sự hiện diện của một số hoạt chất như citral, phenol, terpen và aldoketone (Tatiana et al., 2017). Để bắt kịp xu thế ứng dụng các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường và an toàn cho người sử dụng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xác định một số thành phần hóa học chính, hàm lượng hoạt chất đặc trưng cũng như khả năng kháng một số vi khuẩn gây bệnh của tinh dầu Sả chanh trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Hà Nam và Nam Định từ đó đưa ra các kết quả so sánh chất lượng tinh dầu của các vùng trồng Sả chanh khác nhau và đề xuất hướng ứng dụng tinh dầu sả trong các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Mẫu Sả chanh (Cymbopogon citratus) được thu hái tại các tỉnh Hòa Bình (SHB), Hà Nam (SHN) và Nam Định (SNĐ) sau 4-6 tháng trồng năm 2019. Các chủng vi sinh vật kiểm định Enterococcus faecalis (ATCC-33186), Shigella flexneri (ATCC-12022), Escherichia coli (ATCC-25922), Streptococcus pneumoniae (ATCC-49619), Staphylococcus aureus (ATCC-25923), Salmonella typhi (ATCC-14028), Klebsiella pneumoniae (ATCC-70063) được cung cấp bởi Bộ môn Vi sinh vật học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tách chiết tinh dầu Thân củ tươi, lá tươi được tách riêng và cắt nhỏ. Chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3-5 giờ ở áp suất thường (Bộ Y tế, 1974) thu được tinh dầu thân và lá Sả chanh và được làm khan bằng Na2SO4. Xác định thành phần hóa học chính của tinh dầu Sả chanh Sử dụng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS): Việc phân tích tinh dầu Sả chanh được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. Agilent Technologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP5 MS có kích thước 0,25 m x 30 m x ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây sả chanh Cymbopogon citratus trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00084 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU TỪ CÂY SẢ CHANH Cymbopogon citratus TRỒNG TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Mai1*, Trần Bảo Trâm1, Đỗ Thị Kim Trang1, Trần Văn Quảng1, Trương Thị Chiên1, Mai Thị Đàm Linh2 Tóm tắt: Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát chất lượng và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây Sả chanh (Cymbopogon citratus) trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định. Kết quả cho thấy hàm lượng citral dao động từ 75,35 - 79,71% (thân Sả chanh) và 77,10 - 80,73% (lá Sả chanh). Tinh dầu Sả chanh thu được có khả năng chống oxy hóa với hàm lượng DPPH đạt 89,31% (thân Sả chanh) và 69,31% (lá Sả chanh). Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, sử dụng 07 chủng vi sinh vật kiểm định: Enterococcus faecalis (ATCC- 33186), Shigella flexneri (ATCC- 12022), Escherichia coli (ATCC- 25922), Streptococcus pneumoniae (ATCC- 49619), Staphylococcus aureus (ATCC- 25923), Salmonella typhi (ATCC- 14028), Klebsiella pneumoniae (ATCC- 70063). Theo thực nghiệm cho thấy rằng tinh dầu Sả chanh C. citratus có khả năng ức chế sự phát triển của cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Trong đó đường kính vòng kháng khuẩn E. faecalis, S. flexneri, E. coli, S. pneumoniae, S. aureus và K. pneumoniae,... của tinh dầu Sả chanh cao nhất đạt 20 mm (D-d, mm) và ở các chủng vi khuẩn S. flexneri và S. pneumoniae là 20,5 mm. Tinh dầu Sả chanh C. citratus trong các mẫu thu thập của thí nghiệm này trồng tại Hòa Bình có hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn tốt và cao hơn so với tinh dầu Sả chanh C. citratus trồng tại Hà Nam và Nam Định. Từ khóa: Hoạt tính kháng khuẩn, Sả chanh, thành phần hóa học, tinh dầu. 1. MỞ ĐẦU Sả chanh (Cymbopogon citratus) là một cây thuốc lâu năm thuộc họ Poaceae, phân bố trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới (Wagdi et al., 2017). Trong y học cổ truyền, Sả chanh có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, thông tiểu, hạ khí, tiêu đờm (Đỗ Tất Lợi, 2006). Do đó, Sả chanh được sử dụng trong y học cổ truyền như một loại thuốc kháng khuẩn, chống viêm, ho, táo bón, tiêu chảy, cúm, sốt rét, đau dạ dày (Đỗ Tất Lợi, 2006). Thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanh rất khác nhau phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như đất trồng, nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu (Tajidin et al., 2012; Paviani et al., 2006), do đó, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hoạt động kháng khuẩn của tinh dầu thu được. Mặc dù có sự khác nhau trong thành phần chính của tinh dầu Sả chanh nhưng hàm lượng citral- một hoạt chất chính của tinh dầu Sả chanh luôn dao động trong khoảng 30,0 - 93,76% (Negrelle & 1Trung tâm Sinh học thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ 2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: thanhmai193@yahoo.com PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 681 Gomes, 2007) và neral aldehyde (25 - 38%) - thành phần tạo mùi hương đặc trưng cho tinh dầu Sả chanh (Vyshali et al., 2016). Một trong những đặc tính ưu việt của tinh dầu Sả chanh là có khả năng kháng lại một số vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng các loại tinh dầu và các chất chiết từ thực vật để kiểm soát mầm bệnh là một xu hướng phát triển tất yếu phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Nhiều nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu Sả chanh trên thế giới đã được công bố (Tatiana et al., 2017, Vyshali et al., 2016). Tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh được chứng minh là do sự hiện diện của một số hoạt chất như citral, phenol, terpen và aldoketone (Tatiana et al., 2017). Để bắt kịp xu thế ứng dụng các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường và an toàn cho người sử dụng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xác định một số thành phần hóa học chính, hàm lượng hoạt chất đặc trưng cũng như khả năng kháng một số vi khuẩn gây bệnh của tinh dầu Sả chanh trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Hà Nam và Nam Định từ đó đưa ra các kết quả so sánh chất lượng tinh dầu của các vùng trồng Sả chanh khác nhau và đề xuất hướng ứng dụng tinh dầu sả trong các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Mẫu Sả chanh (Cymbopogon citratus) được thu hái tại các tỉnh Hòa Bình (SHB), Hà Nam (SHN) và Nam Định (SNĐ) sau 4-6 tháng trồng năm 2019. Các chủng vi sinh vật kiểm định Enterococcus faecalis (ATCC-33186), Shigella flexneri (ATCC-12022), Escherichia coli (ATCC-25922), Streptococcus pneumoniae (ATCC-49619), Staphylococcus aureus (ATCC-25923), Salmonella typhi (ATCC-14028), Klebsiella pneumoniae (ATCC-70063) được cung cấp bởi Bộ môn Vi sinh vật học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tách chiết tinh dầu Thân củ tươi, lá tươi được tách riêng và cắt nhỏ. Chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3-5 giờ ở áp suất thường (Bộ Y tế, 1974) thu được tinh dầu thân và lá Sả chanh và được làm khan bằng Na2SO4. Xác định thành phần hóa học chính của tinh dầu Sả chanh Sử dụng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS): Việc phân tích tinh dầu Sả chanh được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. Agilent Technologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP5 MS có kích thước 0,25 m x 30 m x ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt tính kháng khuẩn Sả chanh Cymbopogon citratus Tinh dầu Sả chanh Tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh Gốc tự do DPPH của tinh dầu Sả chanhTài liệu liên quan:
-
13 trang 179 0 0
-
7 trang 68 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (Vernonia amygdalina Del)
86 trang 57 0 0 -
6 trang 35 0 0
-
9 trang 27 0 0
-
106 trang 26 0 0
-
8 trang 26 0 0
-
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang
9 trang 25 0 0 -
102 trang 25 0 0
-
78 trang 25 0 0