Danh mục

Khảo sát hướng nghiên cứu của sinh viên trong lĩnh vực quản lý dược tại Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2018

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.68 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát tình hình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản lý Dược của sinh viên tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hướng nghiên cứu của sinh viên trong lĩnh vực quản lý dược tại Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2018Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ DƯỢC TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008-2018 Hoàng Thy Nhạc Vũ*, Phan Thị Thanh Nhàn*, Phạm Đình Luyến* TÓMTẮT Mở đầu: Để nhà trường có những định hướng phù hợp, đảm bảo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Dược đạt hiệu quả cao nhất, những thông tin tổng quan về hoạt động này của sinh viên Dược là thật sự cần thiết. Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát tình hình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản lý Dược của sinh viên tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2018. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua hồi cứu dữ liệu liên quan đến tất cả đề tài tốt nghiệp trong lĩnh vực Quản lý Dược của sinh viên Dược thuộc đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2018. Tiêu chí nghiên cứu bao gồm bậc đào tạo, năm thực hiện, nơi thực hiện, đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu. Các tiêu chí nghiên cứu được mô tả thông qua số lượng và tỉ lệ phần trăm các đề tài đã thực hiện. Kết quả: Trong giai đoạn 2008-2018, có 531 đề tài tốt nghiệp đã được sinh viên Dược thực hiện trong lĩnh vực Quản lý Dược, với số lượng đề tài trung bình mỗi năm là 48 đề tài. Trong đó, 36,2% là đề tài tốt nghiệp Dược sĩ đại học và 63,8% là đề tài tốt nghiệp của Dược sĩ chuyên khoa. Nội dung nghiên cứu nhiều nhất là Dược bệnh viện và Kinh tế Dược, chiếm tỉ lệ lần lượt là 33,1% và 26,9%. Đề tài được thực hiện tại nhiều đơn vị Dược khác nhau, trong đó 59,1% đề tài được thực hiện tại cơ sở y tế, 14,7% đề tài thực hiện tại công ty Dược. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin tổng quan về các đề tài tốt nghiệp trong lĩnh vực Quản lý Dược mà sinh viên đã thực hiện trong giai đoạn 11 năm. Đây là cơ sở khoa học giúp cho Bộ môn Quản lý Dược nói riêng và Khoa Dược nói chung có những đánh giá chính xác về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Dược. Từ khóa: Quản lý Dược, đề tài tốt nghiệp, sinh viên, khoa Dược. ABSTRACT A SURVEY ON SCIENTIFIC RESEARCH ACTIVITIES IN THE FIELD OF DRUG ADMINISTRATION AT UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH CITY FOR THE PERIOD OF 2008-2018 Hoang Thy Nhac Vu, Phan Thi Thanh Nhan, Pham Dinh Luyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 430 – 435 Background: In order to aid the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City (UPHCM) in providing better training orientation, an overview information about scientific research activities is necessary. Objectives: To investigate the scientific research situation of Pharmacy students in the field of Drug Administration at UPHCM from 2008 to 2018.*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: PGS. TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913.110.200 Email: hoangthynhacvu@ump.edu.vn Chuyên Đề Dược 431Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Methods: The descriptive cross-sectional study was conducted through retrospective data of allgraduate theses in the field of Drug Administration at UPHCM from 2008 to 2018. The included criteriawere as follows: education level, year of study, place of study, study subjects and study topic. These criteriawere described by the number and the percentage of the graduate theses. Results: In the 2008-2018 period, there were 531 drug administration graduate theses conducted byPharmacy students, with an average of 48 studies each year. 36.2% was conducted by undergraduatestudents and 63.8% was conducted by postgraduate students. The common study topics were HospitalPharmacy (33.1%) and Pharmacoeconomics (26.9%). There were 59.1% of studies related to activities ofhealthcare facilities and 14.7% related to activities of pharmaceutical companies. Conclusion: The study provided an overview of the graduation thesis in the field of DrugAdministration conducted by pharmacy students in the period of 11 years. This information is the scientificbase which will help the Pharmaceutical Management Department in particular and the Pharmacy Facultyat UPHCM in general to assess accurately student’s research activities. Keywords: Drug Administration, graduate thesis, student, Faculty of Pharmacy.ĐẶTVẤNĐỀ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: