Khảo sát khả năng hấp phụ và giải phóng hoạt chất của các chất mang rắn hấp phụ hệ vi tự nhũ Cyclosporine A
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 610.57 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Khảo sát khả năng hấp phụ và giải phóng hoạt chất của các chất mang rắn hấp phụ hệ vi tự nhũ Cyclosporine A được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hấp phụ và giải phóng hoạt chất Cyclosporine A ở dạng vi tự nhũ lỏng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát khả năng hấp phụ và giải phóng hoạt chất của các chất mang rắn hấp phụ hệ vi tự nhũ Cyclosporine A KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ VÀ GIẢI PHÓNG HOẠT CHẤT CỦA CÁC CHẤT MANG RẮN HẤP PHỤ HỆ VI TỰ NHŨ CYCLOSPORINE A Huỳnh Thiện Phúc, Phạm Thị Thanh Ngân, Nguyễn Lê Hoàng Ngọc Châu Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Huỳnh Nguyễn Anh Khoa ThS.DS. Bùi Nguyễn Như Quỳnh TÓM TẮT Ba loại tá dược hấp phụ gồm Florite R (calcium silicate cấu trúc xốp), Neusilin UFL2 (magnesium aluminometasilicate cấu trúc xốp) và Aerosil 200 (silic dioxide) đã được sử dụng làm chất mang rắn để khảo sát khả năng hấp phụ và giải phóng hoạt chất cyclosporine A ở dạng vi tự nhũ lỏng (SMEDDS-CsA), hướng tới mục tiêu bào chế các dạng thuốc rắn từ hệ phân tán lỏng này. Tỷ lệ hấp phụ tối đa của từng chất mang rắn được tìm ra bằng cách xác định lượng SMEDDS-CsA (lỏng) nhiều nhất có khả năng hấp phụ trên một đơn vị khối lượng chất mang rắn sao cho vẫn tạo được hỗn hợp bột tơi xốp, không vón cục. Khả năng giải phóng hoạt chất được khảo sát thông qua phép thử độ hòa tan và định lượng CsA bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). Kết quả cho thấy Florite R có khả năng hấp phụ nhiều SMEDDS-CsA nhất với tỷ lệ 4,6:1 (kl/kl). Neusilin UFL2 và Aerosil 200 có khả năng hấp phụ gần như nhau (2,5:1 kl/kl). Cả 3 loại chất mang rắn đều có khả năng giải phóng hoạt chất tương tự nhau nếu hấp phụ ở tỷ lệ 2,5:1; 1,7:1 và 1,25:1. Từ khoá: Aerosil 200, Cyclosporin A, Florite R, hệ vi tự nhũ, Neusilin UFL2, SMEDDS. 1. GIỚI THIỆU Cyclosporine A (CsA) là hoạt chất thân dầu (được xếp vào nhóm II trong hệ thống phân loại sinh dược học - BCS) [1], khả năng hòa tan trong nước kém dẫn đến sinh khả dụng đường uống thấp. Hệ vi tự nhũ (SMEDDS) là một hỗn hợp đồng nhất bao gồm dầu, chất diện hoạt, đồng diện hoạt với ưu điểm hòa tan tốt các hoạt chất thân dầu như CsA. Khi được đưa vào cơ thể, SMEDDS tiếp xúc dịch thể trong đường tiêu hóa cộng với sự co bóp của đường tiêu hóa sẽ tự hình thành vi nhũ tương làm tăng sinh khả dụng của CsA [2]. Do các hỗn hợp SMEDDS ở thể lỏng nên có nhược điểm là giới hạn về dạng phân liều (hầu như chỉ được bào chế thành viên nang mềm). Để phong phú hóa, tạo điều kiện phát triển các dạng bào chế khác phù hợp với các điều kiện sản xuất khác nhau, trong thời gian gần đây, một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm hấp phụ SMEDDS lỏng trên các chất mang rắn, tạo ra hệ phân tán vi tự nhũ rắn (S-SMEDDS). Trên thị trường tá dược dược phẩm hiện nay, một số công ty đã sản xuất và thương mại hóa các loại tá dược dùng làm chất mang rắn để hấp phụ các dạng thuốc lỏng, đặc biệt là các dạng lỏng pha chế trong môi trường 807 thân dầu. Trong số đó, có 3 loại được nghiên cứu và sử dụng nhiều là Florite R, Neusilin UFL2 và Aerosil 200. Florite R có bản chất là calcium silicate cấu trúc tinh thể xốp, được công bố là có tỷ lệ thể tích rỗng lớn và giúp ổn định hoạt chất khi dùng làm chất mang nhưng có thể làm kéo dài thời gian phóng thích hoạt chất [3]. Neusilin UFL2 có bản chất là magnesium aluminometasilicate (Al2O3.MgO.1,7SiO2.xH2O) được cho là chất hấp phụ tốt đối với hệ vi tự nhũ và dễ hình thành viên nén sau khi hấp phụ [4]. Aerosil 200 có bản chất là SiO2 được sử dụng phổ biến làm tá dược trơn trong các quy trình sản xuất thuốc rắn, nhưng với diện tích bề mặt riêng lớn (175 – 225 m2/g) [5] nên cũng được lựa chọn để làm chất mang rắn hấp phụ các hỗn hợp lỏng. Hướng đến việc rắn hóa SMEDDS-CsA lỏng nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu phát triển dạng bào chế rắn đối với hoạt chất CsA, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hấp phụ và giải phóng hoạt chất cyclosporine A ở dạng vi tự nhũ lỏng. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Hoạt chất cyclosporine A (99,4%) đạt tất cả các tiêu chuẩn theo chuyên luận Cyclosporine – USP43 (2020) [6]. Neusilin UFL2 được mua từ công ty Fuji Chemical Industries (Nhật), Florite R mua từ công ty Tomita Pharmaceutical (Nhật), Aerosil 200 mua từ Evomik Operation GmbH (chi nhánh Singapore). Các thành phần điều chế SMEDDS bao gồm Capmul® MCM, Cremorphor® RH 40, PEG400 đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Vỏ nang cứng dùng trong phép thử độ hòa tan có nguồn gốc từ Trung Quốc (được cung cấp bởi Phòng thí nghiệm HUTECH). Chất chuẩn phân tích CsA (số lô J0M382) đạt chuẩn HPLC (USP) được tặng bởi nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn. Các hóa chất và dung môi phân tích đều đạt chuẩn phân tích. Phương pháp nghiên cứu Chuẩn bị SMEDDS-CsA Hỗn hợp SMEDDS-CsA (lỏng) có thành phần gồm Capmul® MCM - Cremorphor® RH 40 - PEG400 - CsA tỷ lệ 33,3:33,3:16,7:16,7 kl/kl/kl/kl [7] được pha chế bằng cách khuấy trộn đơn giản trên máy khuấy từ ở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát khả năng hấp phụ và giải phóng hoạt chất của các chất mang rắn hấp phụ hệ vi tự nhũ Cyclosporine A KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ VÀ GIẢI PHÓNG HOẠT CHẤT CỦA CÁC CHẤT MANG RẮN HẤP PHỤ HỆ VI TỰ NHŨ CYCLOSPORINE A Huỳnh Thiện Phúc, Phạm Thị Thanh Ngân, Nguyễn Lê Hoàng Ngọc Châu Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Huỳnh Nguyễn Anh Khoa ThS.DS. Bùi Nguyễn Như Quỳnh TÓM TẮT Ba loại tá dược hấp phụ gồm Florite R (calcium silicate cấu trúc xốp), Neusilin UFL2 (magnesium aluminometasilicate cấu trúc xốp) và Aerosil 200 (silic dioxide) đã được sử dụng làm chất mang rắn để khảo sát khả năng hấp phụ và giải phóng hoạt chất cyclosporine A ở dạng vi tự nhũ lỏng (SMEDDS-CsA), hướng tới mục tiêu bào chế các dạng thuốc rắn từ hệ phân tán lỏng này. Tỷ lệ hấp phụ tối đa của từng chất mang rắn được tìm ra bằng cách xác định lượng SMEDDS-CsA (lỏng) nhiều nhất có khả năng hấp phụ trên một đơn vị khối lượng chất mang rắn sao cho vẫn tạo được hỗn hợp bột tơi xốp, không vón cục. Khả năng giải phóng hoạt chất được khảo sát thông qua phép thử độ hòa tan và định lượng CsA bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). Kết quả cho thấy Florite R có khả năng hấp phụ nhiều SMEDDS-CsA nhất với tỷ lệ 4,6:1 (kl/kl). Neusilin UFL2 và Aerosil 200 có khả năng hấp phụ gần như nhau (2,5:1 kl/kl). Cả 3 loại chất mang rắn đều có khả năng giải phóng hoạt chất tương tự nhau nếu hấp phụ ở tỷ lệ 2,5:1; 1,7:1 và 1,25:1. Từ khoá: Aerosil 200, Cyclosporin A, Florite R, hệ vi tự nhũ, Neusilin UFL2, SMEDDS. 1. GIỚI THIỆU Cyclosporine A (CsA) là hoạt chất thân dầu (được xếp vào nhóm II trong hệ thống phân loại sinh dược học - BCS) [1], khả năng hòa tan trong nước kém dẫn đến sinh khả dụng đường uống thấp. Hệ vi tự nhũ (SMEDDS) là một hỗn hợp đồng nhất bao gồm dầu, chất diện hoạt, đồng diện hoạt với ưu điểm hòa tan tốt các hoạt chất thân dầu như CsA. Khi được đưa vào cơ thể, SMEDDS tiếp xúc dịch thể trong đường tiêu hóa cộng với sự co bóp của đường tiêu hóa sẽ tự hình thành vi nhũ tương làm tăng sinh khả dụng của CsA [2]. Do các hỗn hợp SMEDDS ở thể lỏng nên có nhược điểm là giới hạn về dạng phân liều (hầu như chỉ được bào chế thành viên nang mềm). Để phong phú hóa, tạo điều kiện phát triển các dạng bào chế khác phù hợp với các điều kiện sản xuất khác nhau, trong thời gian gần đây, một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm hấp phụ SMEDDS lỏng trên các chất mang rắn, tạo ra hệ phân tán vi tự nhũ rắn (S-SMEDDS). Trên thị trường tá dược dược phẩm hiện nay, một số công ty đã sản xuất và thương mại hóa các loại tá dược dùng làm chất mang rắn để hấp phụ các dạng thuốc lỏng, đặc biệt là các dạng lỏng pha chế trong môi trường 807 thân dầu. Trong số đó, có 3 loại được nghiên cứu và sử dụng nhiều là Florite R, Neusilin UFL2 và Aerosil 200. Florite R có bản chất là calcium silicate cấu trúc tinh thể xốp, được công bố là có tỷ lệ thể tích rỗng lớn và giúp ổn định hoạt chất khi dùng làm chất mang nhưng có thể làm kéo dài thời gian phóng thích hoạt chất [3]. Neusilin UFL2 có bản chất là magnesium aluminometasilicate (Al2O3.MgO.1,7SiO2.xH2O) được cho là chất hấp phụ tốt đối với hệ vi tự nhũ và dễ hình thành viên nén sau khi hấp phụ [4]. Aerosil 200 có bản chất là SiO2 được sử dụng phổ biến làm tá dược trơn trong các quy trình sản xuất thuốc rắn, nhưng với diện tích bề mặt riêng lớn (175 – 225 m2/g) [5] nên cũng được lựa chọn để làm chất mang rắn hấp phụ các hỗn hợp lỏng. Hướng đến việc rắn hóa SMEDDS-CsA lỏng nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu phát triển dạng bào chế rắn đối với hoạt chất CsA, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hấp phụ và giải phóng hoạt chất cyclosporine A ở dạng vi tự nhũ lỏng. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Hoạt chất cyclosporine A (99,4%) đạt tất cả các tiêu chuẩn theo chuyên luận Cyclosporine – USP43 (2020) [6]. Neusilin UFL2 được mua từ công ty Fuji Chemical Industries (Nhật), Florite R mua từ công ty Tomita Pharmaceutical (Nhật), Aerosil 200 mua từ Evomik Operation GmbH (chi nhánh Singapore). Các thành phần điều chế SMEDDS bao gồm Capmul® MCM, Cremorphor® RH 40, PEG400 đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Vỏ nang cứng dùng trong phép thử độ hòa tan có nguồn gốc từ Trung Quốc (được cung cấp bởi Phòng thí nghiệm HUTECH). Chất chuẩn phân tích CsA (số lô J0M382) đạt chuẩn HPLC (USP) được tặng bởi nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn. Các hóa chất và dung môi phân tích đều đạt chuẩn phân tích. Phương pháp nghiên cứu Chuẩn bị SMEDDS-CsA Hỗn hợp SMEDDS-CsA (lỏng) có thành phần gồm Capmul® MCM - Cremorphor® RH 40 - PEG400 - CsA tỷ lệ 33,3:33,3:16,7:16,7 kl/kl/kl/kl [7] được pha chế bằng cách khuấy trộn đơn giản trên máy khuấy từ ở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Calcium silicate cấu trúc xốp Magnesium aluminometasilicate cấu trúc xốp Giải phóng hoạt chất cyclosporine A Sắc kí lỏng hiệu năng cao Hình thành vi nhũ tươngTài liệu liên quan:
-
Định lượng omeprazol trong huyết tương bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC-DAD)
6 trang 16 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xây dựng phương pháp định tính, định lượng flavonoid trong nụ và lá vối
89 trang 13 0 0 -
8 trang 11 0 0
-
11 trang 10 0 0
-
96 trang 8 0 0
-
9 trang 8 0 0
-
105 trang 5 0 0