Khảo sát khả năng khử mùi của các tập đoàn vi sinh vật làm giàu từ các mẫu nước và bùn thải
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát khả năng khử mùi của các tập đoàn vi sinh vật làm giàu từ các mẫu nước và bùn thảiHóa học và Kỹ thuật môi trường KH¶O S¸T KH¶ N¨NG Khö Mïi cña C¸C TËP ®OµN VI SINH VËT LµM GIµU Tõ C¸C MÉU Níc vµ bïn th¶i BÙI THỊ THU HÀ, NGUYỄN THỊ TÂM THƯ Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của việc sử dụng dung dịch chứa các tập đoàn vi sinh vật (VSV) đã làm giàu để khử mùi hôi do khí NH3, H2S sinh ra trong chuồng gà, chuồng lợn tại một hộ chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mùi hôi của chuồng gà giảm rõ rệt sau khi phun, xịt dung dịch VSV. Nồng độ khí H2S và NH3 giảm tới 95%, 99% và có tác dụng sau 2 ngày. Tại chuồng lợn, nồng độ các khí NH3, H2S giảm ít hơn, sau 3 giờ phun dung dịch VSV nồng độ khí H2S và NH3 giảm tương ứng 55,5% và 50%. Để giảm hoàn toàn mùi hôi và kéo dài tác dụng khử mùi cần nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa.Từ khóa: Sinh học, Vi sinh vật, Chất thải chăn nuôi, Khử mùi. NH3, H2S. 1. MỞ ĐẦU Chất thải gia súc, gia cầm sinh ra trong quá trình chăn nuôi là nguyên nhân gây ra mùihôi thối và là môi trường sinh sản các loại côn trùng (ruồi, nhặng…). Phân, nước tiểu củađộng vật sau khi thải ra môi trường ở điều kiện bình thường nếu không được thu gom, xửlý một cách hợp lý sẽ nhanh chóng bị VSV phân hủy tạo ra các hợp chất có khả năng gâyđộc cho vật nuôi, con người và môi trường. Chăn nuôi là ngành tạo ra nhiều khí thải. Theothống kê có hơn 170 chất khí có hàm lượng khác nhau có thể sinh ra từ quá trình chănnuôi. Điển hình là các khí H2S, NH3, mecaptan, CH4, CO2, NO2, NO... trong đó các khíNH3 và H2S là tác nhân gây mùi nhiều nhất. NH3 dễ hòa tan trong nước nên dễ dàng thấmvào niêm mạc, gây kích ứng, gây chảy nước mắt, nước mũi, co thắt thanh quản, gây ho...NH3 là chất khí gây mùi dễ nhận biết ở nồng độ 5 - 50 ppm, khi nồng độ tăng lên hơn 100- 500 ppm gây kích ứng niêm mạc, tăng tiết dịch ở mắt. H2S là chất khí không màu đượcsinh ra trong quá trình khử các hợp chất chứa S có ở chất thải. H2S thuộc nhóm có ngưỡngphát hiện thấp, chỉ cần một lượng nhỏ ở nồng độ 0,01 - 0,7 ppm cũng có thể gây hiệu ứngmùi cho con người và gây mùi nặng ở nồng độ 3 - 5 ppm. H2S cũng là chất khí ảnh hưởngtới sức khỏe vật nuôi và con người khi tiếp xúc ở nồng độ nhỏ [2]. Như vậy chất thải chănnuôi nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, là tác nhân tiềm ẩn gây bệnhcho con người và vật nuôi. Ngược lại, nếu chất thải chăn nuôi được xử lý hợp lý sẽ tạo ranguồn phân bón chất lượng cho cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu mùi chất thải chăn nuôi và mùi tại các khu chuồng trại đã có nhiều biệnpháp như biện pháp lý học, hóa học (hấp thụ các chất khí gây mùi, giảm độ ẩm của chấtthải, che phủ bề mặt...) được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Các biện pháp này đòihỏi có sự đầu tư ban đầu lớn. Trong những năm gần đây, để cải thiện môi trường khôngkhí ở các chuồng trại chăn nuôi đã ứng dụng nhiều biện pháp sinh học như giảm hàmlượng hợp chất nitơ trong chất thải của gia súc, gia cầm bằng các chủng vi sinh có lợiBacillus spp, Actinomyces spp, Mucor spp, Pseudomonas spp [7]; sử dụng chất độn nềnchuồng lên men được áp dụng cho một số trang trại thuộc các tỉnh ở đồng bằng, biện phápnày cần áp dụng qui trình kỹ thuật để duy trì hiệu quả của VSV. Do vậy, phương pháp đơngiản hơn để giảm mùi từ chất thải chăn nuôi là hướng được quan tâm. Trong những nămgần đây, các nhóm VSV có tác dụng khử mùi được tập trung nghiên cứu gồm: (i) nhóm vi142 B.T.T.Hà, N.T.T.Thư, “Khảo sát khả năng khử mùi… mẫu nước và bùn thải.”Nghiên cứu khoa học công nghệkhuẩn quang hợp tía và Thiobacillus (vi khuẩn lưu huỳnh); (ii) nhóm vi khuẩn lactic và(iii) nấm men. Nhóm vi khuẩn quang hợp tía và Thiobacillus thường khử H2S thànhnguyên tố S hoặc sulphat trong tự nhiên nên làm giảm đáng kể mùi hôi của H2S. Nhóm vikhuẩn lactic duy trì độ pH thấp trong môi trường nên có tác dụng ức chế sự phát triển củacác vi khuẩn gây thối và giảm mùi hôi của NH3. Nhóm nấm men kết hợp với các vi khuẩnkhác có tác dụng tăng cường khả năng phân hủy cũng như khử mùi của chất thải chănnuôi. Do đó, việc thử nghiệm sự kết hợp của các nhóm VSV này trong quá trình khử mùicủa chất thải chăn nuôi là cần thiết. Trong phạm vi bài báo này, việc khử mùi của các khíH2S và NH3 được tập trung nghiên cứu. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu Mẫu nước, bùn: nước thải Trường Sa , nước biển (An Bang), nước và bùn thải hố ga(Sinh Tồn, Song Tử Tây) được lấy vào tháng 4 năm 2012 trong đợt thực hiện nhiệm vụbảo vệ môi trường cấp BQP 2011 - 2012. Mẫu nước biển Phú Quốc được lấy vào tháng 7năm 2013 và mẫu nước biển Côn Đảo được lấy vào tháng 2 năm 2013. Mẫu phân: phân lợn, phân gà được thu gom tại một hộ chăn nuôi quy mô gia đìnhthuộc Xã Vân Nội- Đông Anh, Hà Nội. Môi t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vi sinh vật Chất thải chăn nuôi Nồng độ khí H2S Hộ chăn nuôi Mùi hôi côn trùngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 trang 313 2 0 -
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 237 0 0 -
9 trang 173 0 0
-
Tiểu luận: Phương pháp xử lý vi sinh vật
33 trang 135 0 0 -
67 trang 94 1 0
-
Giáo trình Vi sinh vật học toàn tập
713 trang 82 0 0 -
96 trang 78 0 0
-
Một số bài tập trắc nghiệm về Vi sinh vật: Phần 1
89 trang 75 0 0 -
Bài giảng Quản lý chất thải chăn nuôi - PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn (chủ biên)
137 trang 42 0 0 -
2 trang 42 0 0
-
Sinh học phát triển (TS Nguyễn Lai Thành) - Chương 2.3
48 trang 42 0 0 -
Giáo trình Vi sinh vật học đại cương: Phần 1 - Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Quang Tuyên
89 trang 38 0 0 -
GIÁO TRÌNH: VI SINH VẬT HỌC (GS Nguyễn Lân Dũng)
449 trang 36 0 0 -
106 trang 36 0 0
-
Nguyên lý và ứng dụng của ADN tái tổ hợp - Công nghệ sinh học phân tử: Phần 1
300 trang 34 0 0 -
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)
41 trang 34 1 0 -
Tìm hiểu về vi sinh vật y học: Phần 2
116 trang 31 0 0 -
Giáo trình Thực tập vi sinh vật: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Xuân Thành
82 trang 31 0 0 -
Giáo trình -Vi hóa sinh kỹ thuật môi trường -chương 1
10 trang 29 0 0 -
86 trang 29 1 0