Danh mục

Khảo sát tình hình nhiễm siêu vi B mạn ở bệnh nhân ung thư hệ bướu đặc ngoại trừ ung thư biểu mô tế bào gan trước hóa trị

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.84 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư giúp cải thiện sống còn. Tái hoạt hóa vi rút viêm gan B (HBV) trong quá trình hóa trị có thể gây đe dọa tính mạng và kết quả điều trị ung thư kém do gián đoạn hóa trị. Nghiên cứu khảo sát tình hình nhiễm HBV mạn ở nhóm bệnh nhân ung thư hệ bướu đặc ngoại trừ gan chuẩn bị hóa trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình hình nhiễm siêu vi B mạn ở bệnh nhân ung thư hệ bướu đặc ngoại trừ ung thư biểu mô tế bào gan trước hóa trị TIÊU HÓA KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM SIÊU VI B MẠN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ HỆ BƯỚU ĐẶC NGOẠI TRỪ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TRƯỚC HÓA TRỊ VƯƠNG ĐÌNH THY HẢO1, LÊ TUẤN ANH2, NGUYỄN VĂN CƯỜNG2, ĐÀM QUANG VINH2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư giúp cải thiện sống còn. Tái hoạt hóa vi rút viêm gan B (HBV) trong quá trình hóa trị có thể gây đe dọa tính mạng và kết quả điều trị ung thư kém do gián đoạn hóa trị. Nghiên cứu khảo sát tình hình nhiễm HBV mạn ở nhóm bệnh nhân ung thư hệ bướu đặc ngoại trừ gan chuẩn bị hóa trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả cắt ngang 124 bệnh nhân chuẩn bị hóa trị được xét nghiệm tầm soát dấu ấn huyết thanh HBV bao gồm: kháng nguyên bề mặt HBV (HBsAg), kháng thể của kháng nguyên bề mặt (anti HBs), kháng thể kháng nguyên lõi (anti HBc), IgM anti HBc; Kháng nguyên e (HbeAg), định lượng HBV - DNA. Kết quả: Tuổi trung vị 57,5 tuổi (23 - 85 tuổi); nam giới (67,3%), nữ giới (36,3%). Ung thư đường tiêu hóa chiếm đa số (60,5%). Giai đoạn sớm chiếm 54%, di căn xa chiếm 46%. Tỷ lệ HBsAg (+) là 9,7%; Anti - HBs (+) 44,4% trong đó anti HBs (+) đơn độc 17,7%; Anti HBc (+) là 55,6%: anti HBc (+)/ HBsAg (-) 45,6%, anti HBc (+) đơn độc 20,2%. Tỷ lệ bộ 3 HBsAg, anti HBs và anti HBc (-) là 26,6%. Định lượng HBV DNA >2000UI/ml chiếm 4,8%; HBV DNA < 2000UI/ml chiếm 6,4%. Viêm gan B mạn/ HBeAg (-) chiếm 4,8%. Nhiễm HBV mạn/ HbeAg (-) 3,2 %; Nhiễm HBV tiềm ẩn chiếm 4%. Phác đồ hóa trị có nguy cơ tái hoạt hóa viêm gan B cao chiếm 12,1%. Tất cả 12 bệnh nhân HBsAg huyết thanh (+) đều được điều trị với thuốc kháng vi rút Tenofovir bất kể phác đồ hóa trị. Trong số bệnh nhân nhiễm HBV tiềm ẩn hoặc anti HBc (+)/ HBsAg (-) có 4 bệnh nhân (16%) nhận phác đồ hóa trị nguy cơ tái hoạt HBV cao nhưng chưa được điều trị dự phòng HBV. Tỷ lệ nam giới và nữ giới mang HBsAg (+) tương đương. Tỷ lệ anti HBc (+)/ HBsAg (-) ở nam giới (70,2%) cao hơn so với nữ giới (29,8%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,167). Không phát hiện bất cứ mối liên hệ nào có ý nghĩa thống kê giữa vị trí khối u, giai đoạn bệnh ung thư, phác đồ hóa trị nguy cơ cao với các tình trạng nhiễm HBV mạn. Kết luận: Nên tầm soát HBV (HBsAg, anti HBc và anti HBs huyết thanh) cho tất cả bệnh nhân trước hóa trị ung thư để dự báo được khả năng tái hoạt hóa HBV. Dự phòng bằng thuốc kháng vi rút cho bệnh nhân có HBsAg (+) tối thiểu 12 tháng. Theo dõi sát với nhóm đối tượng nhiễm HBV tiềm ẩn hoặc anti HBc (+)/ HBsAg (-) để phát hiện kịp thời tình trạng bùng phát HBV. Từ khóa: Hóa trị, nhiễm HBV mạn, tái hoạt hóa viêm gan B. ABSTRACT Prevalence of chronic hepatitis B virus infection in solid tumor cancer patients except hepatocellular carcinoma treated with chemotherapy Background: In cancer patients, Chemotherapy has demonstrated a significant role in prolonging survival. The HBV reactivation during anticancer treatment can result in life threatening events and in poor outcome due to early discontinuation of chemotherapy. The aim of the research to evaluate the preavalence of chronic HBV infection in solid tumor cancer except hepatocellular carcinoma patients before chemotherapy. Patients and method: Cross sectional observation descriptive study in 124 patients before chemotherapy. The work up included HBV screening serum markers: hepatitis B surface antigen (HBsAg), hepatitis B surface antibodies (anti HBs), hepatitis B core antibodies (anti HBc), IgM anti HBc; Hepatitis B e antigen (HbeAg), level of HBV - DNA. 1 BSCKII. Phó Khoa Hóa trị - Bệnh viện Chợ Rẫy 2 Bác sĩ Khoa Hóa trị - Bệnh viện Chợ Rẫy TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 357 TIÊU HÓA Results: Median age was 57,5 (23 - 85 years old); Male (67,3%), female (36,3%). Gastrointestinal cancer was the most (60,5 %). Early stage disease 54%, metastasis disease 46%. HBsAg +ve (+) was 9,7%, Anti - HBs (+) 44,4%, isolated anti HBs (+) 17,7%; anti HBc (+) 55,6%: anti HBc (+)/ HBsAg (-) 45,6%, isolated anti HBc (+) 20,2%. HBsAg/ anti HBs and anti HBc (-) was 26,6%. HBV DNA level >2000UI/ml 4,8%; HBV DNA < 2000UI/ml 6,4%. Chronic hepatitis B/ HBeAg (-) was 4,8%. Chronic HBV infection/ HbeAg (-) was 3,2%; occult HBV was 4%. High risk of HBV reactivation regimen was 12,1% (included Anthracycline). All 12 HbsAg (+) patients received antivirus drug such as Tenofovir. Among occult hepatitis B or anti HBc (+)/ HBsAg (-) subjects, 4 patients (16%) received high risk regimen without prophylaxis treatment. The ratio of male and female HBsAg (+) was similarity ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: