Danh mục

Khảo sát tình trạng chỉ định thuốc không thích hợp và tương tác thuốc - thuốc ở người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính đồng mắc điều trị nội trú

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 417.25 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ chỉ định thuốc không thích hợp, tỉ lệ tương tác thuốc-thuốc và các yếu tố liên quan đến hai vấn đề này ở người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính đồng mắc điều trị nội trú tại các khoa Nội Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình trạng chỉ định thuốc không thích hợp và tương tác thuốc - thuốc ở người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính đồng mắc điều trị nội trúY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG CHỈ ĐỊNH THUỐC KHÔNG THÍCH HỢP VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC-THUỐC Ở NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NHIỀU BỆNH MẠN TÍNH ĐỒNG MẮC ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ*, Hoàng Quốc Hòa**, Trần Minh Giao*, Lâm Thanh Vân*, Mai Trần Thị Bích Duyên*, KsoroôH Trang*TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ chỉ định thuốc không thích hợp, tỉ lệ tương tác thuốc-thuốc và các yếu tố liên quanđến hai vấn đề này ở người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính đồng mắc điều trị nội trú tại các khoa Nội Bệnh việnNhân Dân Gia Định. Đối tượng nghiên cứu: 420 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60), điều trị nội trú tại các khoa Nội bệnh viện Nhân DânGia Định Thành phố Hồ Chí Minh (Khoa Lão, Hô Hấp- Cơ Xương Khớp, Tim Mạch, Nội Tiết-Thận, Thần Kinh)từ tháng 1/2015 đến 5/2015 có từ 3 bệnh mạn tính trở lên trong số 13 bệnh sau: tăng huyết áp, rung nhĩ mạn,bệnh tim thiếu máu cục bộ, rối loạn chuyển hóa lipid, suy tim, đái tháo đường type2, bệnh thận mạn, thoái hóakhớp (gối, háng, cột sống thắt lưng), loãng xương, Parkinson, đột quỵ, hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(BPTNMT). Phương pháp: mô tả cắt ngang Kết quả: 26% bệnh nhân (109 người) được chỉ định thuốc có khả năng không thích hợp. Các chỉ định thuốckhông thích hợp thường gặp nhất theo tiêu chuẩn STOPP: Aspirin > 150 mg/ngày, chỉ định thuốc cùng nhóm tácdụng, chỉ định Diltiazem ở bệnh nhân có suy tim, chỉ định NSAIDs trên bệnh nhân suy thận mạn, chỉ địnhNSAIDs trên bệnh nhân suy tim. Không có mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, giới, thời gian nằm viện, số thuốcmỗi ngày, số bệnh mạn tính đồng mắc, số liều thuốc mỗi ngày, số bác sĩ điều trị với chỉ định thuốc không thíchhợp. 80% bệnh nhân tham gia nghiên cứu (336 bệnh nhân) có tương tác thuốc- thuốc. Các tương tác thuốc-thuốcthường gặp là tương tác giữa PPI và Clopidogrel; giữa Aspirin và Clopidogrel; giữa Aspirin và ức chế menchuyển, ức chế thu thể; giữa ức chế men chuyển, ức chế thụ thể và lợi tiểu. Thời gian nằm viện, số bác sĩ điều trị,số bệnh mạn tính đồng mắc, số thuốc toa ra viện và số liều thuốc toa ra viện liên quan với tương tác thuốc-thuốctrong đó số thuốc toa ra viện liên quan mạnh nhất đến tương tác thuốc-thuốc. Kết luận: Để hạn chế tình trạng chỉ định thuốc không thích hợp và tương tác thuốc-thuốc ở người cao tuổicó nhiều bệnh mạn tính đồng mắc, cần thiết sử dụng các công cụ phát hiện chỉ định thuốc không thích hợp nhưSTOPP và dùng phần mềm phát hiện tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng. Từ khóa: Chỉ định thuốc không thích hợp, tương tác thuốc, đa bệnh mạn tính, bệnh đồng mắc, người caotuổi, STOPPABSTRACT POTENTIALLY INAPPROPRIATE PRESCRIBING AND DRUG-DRUG INTERACTIONS IN OLDER INPATIENTS WITH CHRONIC MULTIPLE COMORBID DISEASES. Nguyen Hoang Tuan Vu, Hoang Quoc Hoa, Tran Minh Giao, Lam Thanh Van, Mai Tran Thi Bich Duyen, KsorooH Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 295 - 306 Aim: Determine the prevalence of potentially inappropriate prescribing, the prevalence of drug-drug * Khoa Lão Học - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Tác giả liên lạc: Ths.BS. Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ ĐT: 0909748496 Email: bsnhtvu@yahoo.comHội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 295Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016interactions and factors associated with these two problems in the older inpatients with chronic multiple comorbiddiseases at internal departments of Gia Đinh People Hospital. Objective: 420 older inpatients (≥ 60) at internal departments of Gia Dinh People Hospital (Geriatrics,Pulmonary-Musculoskeletal, Cardiovascular, Renal-Endocrinology, Neurology ) from 1/2015 to 5/2015 with 3 ormore chronic disease among 13 following diseases: hypertension, chronic atrial fibrillation, ischemic heart disease,lipid metabolism disorders, heart failure, diabetes type2 , chronic kidney disease, osteoarthritis (knee, hip, lumbarspine), osteoporosis, Parkinson, stroke, asthma and chronic obstructive pulmonary disease. Length of hospital stayis over 24 hours. Method: Cross-sectional descriptive study. Results: 109 patients (26%) were indicated potentially inappropriate drugs. The common STOPP criteriawere aspirin> 150 mg / day, the same effective drugs (duplicate drug class), Diltiazem in patients with heartfailure, NSAIDs in patients with chronic renal failure, and NSAIDs in patients with heart failure. There was noassociation between the age, sex, length of hospital stay, number of medications per day, chronic multiple diseases,number of doses per day, physicians with potentially inappropriatte indication. 80% of patients enrolled in thestudy (336 patients) had drug-drug interactions. The common drug-drug interactions were PPIs and clopidogrelinteraction; Aspirin and clopidogrel; aspirin and ACE inhibitors/ARB (angiotensin receptors blocker); ACEinhibitors/ARB and diuretics. Length of hospital stay, physicians, chronic multiple diseases, number ofmedications at discharge and number of doses at discharge associated with drug-drug interaction status in whichthe number of medications at discharge was strongest. Conclusion: To reduce inappropriate medications and drug-drug interactions in the elderly with chronicmultiple comorbid diseases, it is necessary to use the tools to detect potentially inappropriate drug as STOPPcriteria and to use software detecting drug interactions in clinical practice. Key words: Older inpatients, potentially inappropriate medicati ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: