Danh mục

Khảo sát tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa năm 2013

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.98 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khảo sát tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện Nông Cống; Tìm hiểu kiến thức và thực hành của người dân về nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa năm 2013 KHẢO SÁT TỶ LỆ HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT VÀ NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH TẠI HUYỆN NÔNG CỐNG, THANH HÓA NĂM 2013 DSCKI. Chu Văn Long, BSCKI. Trần Thị Thanh, CN Lê Thị Huyền, CN Lê Thị Xuân Trung tâm Truyền thông GDSK Thanh HóaTóm tắt nghiên cứu Với mục tiêu khảo sát tỷ lệ và tìm hiểu kiến thức và thực hành của người dânvề có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện nông cống, nghiêncứu mô tả cắt ngang khảo sát tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt và nhàtiêu hợp vệ sinh tại huyện nông cống tỉnh Thanh Hóa được thực hiện trên 200 hộgia đình từ tháng 1-12 năm 2013 cho kết quả: có 81% biết nước là thành phầnquan trọng của cơ thể, 68% biết nước tham gia vào quá trình chuyển hóa, điềuhòa than nhiệt và chỉ còn tỷ lệ một số ít hộ chưa hiểu đúng về tầm quan trọng củanước (9%); tỷ lệ biết nguồn nước sinh hoạt là nước máy chiếm tỷ lệ cao nhất(73%); kiến thức về sử dụng và bảo quản nguồn nước bằng cách không làm bẩnnguồn nước đạt tỷ lệ khá cao nhất (83%); thấp nhất là chỉ dùng nước sinh hoạt đểăn uống, tắm rửa (33%). Tỷ lệ biết nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu tự hoại caonhất (62%), tiếp đến là nhà tiêu hai ngăn là 19,5%; một ngăn 11,5%; thấm dộinước 0,9% và vẫn còn 7,0% không biết. Kiến thức về sử dụng và bảo quản nhàtiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình với tiêu chí quét dọn sạch, không có giấy rác làcao nhất (85,5%); bệ xí sạch sẽ là 72,5%; có đủ nước để dội 56,5%; nước dộikhông bọ gậy thấp nhất (12,5%); tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt hợpvệ sinh là rất cao (92,5%); và vẫn còn 7,5% hộ gia đình có nguồn nước khônghợp vệ sinh; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 59,5%; và không hợp vệsinh là 40,1%.1. Đặt vấn đề Các bệnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường là một vấn đề sứckhoẻ lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đến hết năm 2011 còn một tỷ lệ lớnngười dân Việt Nam không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh dẫn đến ô nhiễm nguồnnước sinh hoạt, ô nhiễm đất, thực phẩm và môi trường xung quanh. Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực bắc trung bộ với 3 vùng sinh thái:miền núi, trung du và đồng bằng ven biển năm 2011, toàn tỉnh có 37,6% số hộ cónhà tiêu hợp vệ sinh, 69,9% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. 181 Nông Cống là một huyện thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, hiệntại nhân dân trong huyện đang sử dụng nhiều loại hình nhà tiêu, trong số nhữnggia đình có nhà tiêu theo tiêu chuẩn của bộ y tế như: nhà tiêu tự thấm, nhà tiêu tựhoại, nhà tiêu hai ngăn, chìm khô có ống thông hơi thì việc sử dụng các loại nhàtiêu hợp vệ sinh chưa được cộng đồng quan tâm. Trong nhiều năm qua chưa cócuộc điều tra, nghiên cứu khoa học đầy đủ nào về thực trạng kiến thức của nhândân về nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện nông cống tỉnhThanh Hoá. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát tỷ lệ hộ gia đình cónguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện nông cống tỉnh ThanhHóa năm 2013”.2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Khảo sát tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện nông cống; 2. Tìm hiểu kiến thức và thực hành của người dân về nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu - Chủ hộ là vợ hoặc chồng - Sổ sách thống kê tại trạm y tế xã.3.2. Thời gian và địa điểm - Địa điểm: Huyện Nông Cống, Thanh Hóa - Thời gian: Tháng 1 - 12/20133.3. Phương pháp nghiên cứu3.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang3.3.2. Chọn mẫu Cỡ mẫu : Số hộ được lựa chọn làm đơn vị mẫu được xác định bởi công thức: p(1  p ) n = Z2(1-/2) d2Trong đó: n: mẫu nghiên cứu. p = 0,5 để cỡ mẫu nghiên cứu lớn nhất. Z1-α/2 = 1,96 là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ứng với α = 0,05, độ tin cậy của ước lượng là 95%. d = 0,05 là khoảng sai lệch giữa mẫu và quần thể. 182Từ công thức ở trên ta tính được n = 384. Cộng thêm 10% hộ gia đình có thể không điều tra được (do người đại diện từchối trả lời phỏng vấn hoặc đi vắng) và làm tròn số, được cỡ mẫu là 400; tiếnhành điều tra thực tế với 50% cỡ mẫu là 200 hộ gia đình Phương pháp chọn mẫu: - Chọn xã: Bốc thăm ngẫu nhiên 04 xã từ danh sách các xã có trong huyện. - Chọn thôn: Mỗi xã chọn 05 thôn theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên từ danh sách các thôn trong xã. - Chọn hộ gia đình: Chọn ngẫu nhiên 01 hộ gia đình theo danh sách của thôn điều tra, sau đó điều tra với nguyên tắc cổng liền cổng ...

Tài liệu được xem nhiều: