Danh mục

Khảo sát về một số vấn đề xã hội được sinh viên Việt Nam quan tâm hiện nay

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Khảo sát về một số vấn đề xã hội được sinh viên Việt Nam quan tâm hiện nay" nhận diện và phân tích các vấn đề xã hội của mẫu nghiên cứu gồm 26331 sinh viên tại Việt Nam đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học ở các loại hình trường công lập và ngoài công lập trên phạm vi cả nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát về một số vấn đề xã hội được sinh viên Việt Nam quan tâm hiện nay VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 54-58 ISSN: 2354-0753 KHẢO SÁT VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯỢC SINH VIÊN VIỆT NAM QUAN TÂM HIỆN NAY Trường Đại học Thủ Dầu Một Lê Anh Vũ Email: vula@tdmu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 15/10/2023 Students are widely recognized as a crucial demographic for the development Accepted: 05/11/2023 of a nation. Nevertheless, there is a dearth of comprehensive studies Published: 05/01/2024 examining social issues that are of concern to students. This paper aims to contribute to bridging this research gap. Our research employs a combination Keywords of quantitative and qualitative analysis methods, conducted at a national level. Social issues, students, job The findings of the research indicate a significant level of interest among security, natural disasters, Vietnamese students in social issues that directly pertain to their own epidemics, environmental circumstances. These issues encompass concerns over “job security,” “natural pollution disasters and epidemics,” “environmental pollution,” as well as the impact of social networks. Based on the findings of this research, it is recommended that the university and associated organizations establish platforms for students to articulate their perspectives on matters that are of relevance to them to subsequently advocate for the active involvement of students in addressing contemporary social problems.1. Mở đầu Sinh viên (SV) là tầng lớp tri thức, là lực lượng xã hội quan trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai,xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy, việc quan tâm đến thanh niên nói chung và SV nói riêng luôn có vị tríquan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Điều này thể hiện qua Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thờikì đẩy mạnh CNH, HĐH (Ban Chấp hành Trung ương, 2008) và Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/07/2021 banhành “Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030” (Thủ tướng Chính phủ, 2021). Là nhữngngười trẻ, SV luôn có sự quan tâm đến những vấn đề xã hội (VĐXH) và góc nhìn của họ với tư cách là một nhómcũng có sự khác biệt so với các nhóm xã hội khác, Calhoun (2003) cho rằng, so với các nhà xã hội học, SV quan tâmnhiều hơn và tỏ thái độ lo lắng đến các vấn đề liên quan đến tội phạm và bạo lực, nền kinh tế, thất nghiệp, chất lượngmôi trường, nạn đói và tình trạng vô gia cư. Lí giải về sự khác biệt này, Desmond (2005) cho rằng quan điểm củaSV có thể bị ảnh hưởng bởi phương tiện truyền thông, kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề cụ thể. Tại Việt Nam, một số VĐXH được SV quan tâm như: “Mạng xã hội” (Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị HồngThái, 2014), “Xu hướng giới trẻ” với việc quản lí tài chính cá nhân của giới trẻ (Đào Thị Tuyết Nhung và cộng sự,2023) hay phát triển kĩ năng mềm cho SV (Lê Văn Hảo, 2016),“ô nhiễm môi trường” (Võ Anh Kiệt và cộng sự,2019); Khảo sát của Love Frankie và IRL (2020) cho biết, VĐXH người trẻ đang quan tâm là: “việc làm”, “an ninhlương thực”, “điều kiện sống”, “nước sạch”. Cũng trong nghiên cứu này, ý kiến từ các cuộc thảo luận nhóm cho thấyngười trẻ có những lo lắng trước thực trạng suy thoái đạo đức của một số ít thanh, thiếu niên ở Việt Nam như tìnhtrạng sử dụng ma túy gia tăng, tội phạm và bạo lực địa phương. Những nghiên cứu này phần nào cho thấy sự quantâm của SV nói riêng và giới trẻ nói chung đến các VĐXH của đất nước. Tuy nhiên, dường như chưa có một nghiêncứu nào có phạm vi toàn quốc và tập trung vào đối tượng SV về những VĐXH dưới góc nhìn của SV. Từ lí do đó, bài báo này nhận diện và phân tích các VĐXH của mẫu nghiên cứu gồm 26331 SV tại Việt Nam đangtheo học tại các trường cao đẳng và đại học ở các loại hình trường công lập và ngoài công lập trên phạm vi cả nước.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Quan niệm về “vấn đề xã hội” Endrweit và Trommsdorff (2002) đưa ra định nghĩa: “VĐXH là những điều kiện và kết quả xã hội ảnh hưởngxấu đến các nhóm và các loại thành viên xã hội (thậm chí có thể là toàn bộ dân chúng) trong hoàn cảnh sống củahọ, được công luận hay một bộ phận của công luận định nghĩa như là tất yếu phải thay đổi và được biến thành biệnpháp chính trị” (tr 552). Hàm ý của định nghĩa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: