Danh mục

Khẩu phần thực tế của bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị ngoại trú Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 398.38 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khẩu phần thực tế có vai trò quan trọng, tác động lớn đến kết quả điều trị của bệnh nhân đái tháo đường type II. Mục tiêu: Đánh giá khẩu phần thực tế của bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khẩu phần thực tế của bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị ngoại trú Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái NguyênTrường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 KHẨU PHẦN THỰC TẾ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Thanh Tâm Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Khẩu phần thực tế có vai trò quan trọng, tác động lớn đến kết quả điều trị của bệnh nhân đái tháo đường type II. Mục tiêu: Đánh giá khẩu phần thực tế của bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Gạo là nhóm lương thực được sử dụng chủ yếu trong khẩu phần ăn của đối tượng nghiên cứu khoảng 207.6 110.8 g người ngày, ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn tiêu thụ trung bình 71,8 g các lương thực khác, 24.6 g khoai củ các loại và 5,7 g đường, đồ ngọt tinh chế. Tỷ lệ năng lượng do Protein : Lipid : Glucid không cân đối. Đặc biệt là tỷ lệ năng lượng do Glucid cung cấp đều cao hơn mức khuyến nghị của chế độ ăn dành cho bệnh nhân đái tháo đường, nhóm tuổi dưới 60 ở cả 2 giới nam và nữ đều có tỷ lệ năng lượng trong khẩu phần do glucid cung cấp rất cao 73,8 và 76,1 %. Kết luận: Khẩu phần thực tế của các đối tượng bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị ngoại trú còn chưa cân đối phù hợp với khuyến nghị dành cho bệnh nhân đái tháo đường. Từ khóa: Khẩu phần thực tế, bệnh nhân đái tháo đường type II I. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, số lượng người bị mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có xu hướnggia tăng, đặc biệt là đái tháo đường type II. Vào những năm cuối của thế kỷ XX và đầuthế kỷ XXI, đái tháo đường là bệnh không lây phát triển nhanh nhất, là nguyên nhân gâytử vong đứng hàng thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nước phát triển nhưng hiện nay bệnh đái tháođường có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển - nơi mà có sự thay đổinhanh về kinh tế, lối sống và tốc độ đô thị hoá. Theo điều tra dịch tễ học bệnh đái tháođường tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tỉ lệ đái tháo đường của người dân trong độtuổi 30-70 vào năm 2008 là 7%. Trong đó tỷ lệ này ở nữ là 5,5% và ở năm là 8,2%, ởngười dân nội thành cao hơn so với người dân ngoại thành với tỷ lệ lần lượt là 7,5% và3,8%[1]. Khi bị ĐTĐ, người bệnh thường kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm.Nghiên cứu của Bế Thu Hà tại bệnh viện đa khoa Bắc Kạn cho thấy có khoảng 69,2%mắc bệnh đái tháo đường có ít nhất một biến chứng, chủ yếu là các biến chứng về timmạch 42,8% và biến chứng về thận với tỷ lệ 39,6%. Những biến chứng cũng chiếm tỷ lệcao hơn ở nhóm đối tượng mắc bệnh trên 5 năm và nhóm bệnh nhân trên 70 tuổi 96%[2].Mặt khác, khi phát hiện bệnh ĐTĐ, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc để kiểm soátđường huyết trong máu. Tuy nhiên, để việc kiểm soát nồng độ đường trong máu củabệnh nhân đạt hiệu quả, đối tượng cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt làlượng glucid trong khẩu phần (KP). Việc đánh giá khẩu phần 24h của người bệnh ĐTĐlà một việc quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị của ngườibệnh. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu : ‘‘Nghiên cứukhẩu ph n thực tế của bệnh nh n đái tháo đư ng typ II điều trị ngoại trú bệnh việnĐa khoa Trung ương Thái Nguyên n m 2015’’ với mục tiêu : Đánh giá khẩu phần thực tế của bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị ngoại trúbệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2015.Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 2. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đái tháo đường type II khám và điều trị ngoạitrú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015tại phòng khám bệnh đái tháo đường, khoa Khám bệnh, BV Đa khoa Trung ương TháiNguyên. 4. Cỡ mẫu và chọn mẫu: - Cỡ mẫu : Áp dụng công thức mô tả mức tiêu thụ thực phẩm và năng lượng khẩuphần trung bình: Trong đó: n là số lượng mẫu điều tra, t : phân vị chuẩn hóa (thường bằng 2 ở xác xuất0,954); σ là độ lệch chuẩn, e là sai số cho phép, N là tổng số người trong quần thể nghiêncứu. Qua tính toán, dựa vào số bệnh nhân tham gia điều trị ngoại trú ở bệnh viện N = 2000bệnh nhân, e = 100 Kcal, σ = 400 kcal, t = 2 ta được số mẫu cần lấy là 120 bệnh nhân. Trênthực tế, nhóm nghiên cứu điều tra được 141 khẩu phần của bệnh nhân. - Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. 5. Biến số và chỉ số nghiên cứu: 5.1. Các biến số về thông tin chung của đối tượng - Tuổi, giới, nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu - Chỉ số Glucose huyết lúc đói trung bình, chỉ số HbA1C trung bình 5. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: