Thông tin tài liệu:
Bạn và chàng như một cặp trời sinh, nhưng bố mẹ chàng ghét bạn ra mặt. Vậy thử bốn bước dưới đây để “lật ngược tình thế”. Bước 1: Tìm hiểu lý do bị “ghẻ lạnh”
Tại sao trên đời lại có người ghét bạn nhỉ? Theo các nhà tâm lý, thì nguyên nhân chủ yếu là do sợ hãi. Khi có “kẻ lạ” muốn xâm nhập vào tổ ấm, bản năng phòng vệ sẽ khiến người ta đóng hết mọi đường vào, nhằm loại bỏ “kẻ phá
hoại”. Vì vậy, bạn đừng vội nhụt chí khi ban đầu không được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi bố mẹ chàng không thích bạn
Khi bố mẹ chàng không
thích bạn
Bạn và chàng như một cặp
trời sinh, nhưng bố mẹ
chàng ghét bạn ra mặt.
Vậy thử bốn bước dưới
đây để “lật ngược tình
thế”.
Bước 1: Tìm hiểu lý do bị
“ghẻ lạnh”
Tại sao trên đời lại có người ghét bạn nhỉ? Theo các nhà
tâm lý, thì nguyên nhân chủ yếu là do sợ hãi. Khi có “kẻ lạ”
muốn xâm nhập vào tổ ấm, bản năng phòng vệ sẽ khiến
người ta đóng hết mọi đường vào, nhằm loại bỏ “kẻ phá
hoại”. Vì vậy, bạn đừng vội nhụt chí khi ban đầu không
được chào đón.
Một lý do nữa là ghen tuông, nhất là về phía các bà mẹ và
“bà cô bên chồng”. Họ sợ mình thành “người thừa”, bị cậu
con cưng hay ông anh quý hóa cho “ra rìa”. Thế nên bạn
nên ngụ ý một cách khéo léo rằng chàng của bạn lúc nào
cũng khen mẹ mình nấu ăn ngon, rồi “tiện thể” nhờ bác
truyền dạy cho mấy “món tủ” mà chàng thích. Bạn khen
“các cụ” nhưng lại mượn lời chàng, thì bố mẹ nào cũng
phổng mũi tự hào.
Cũng nhiều bậc cha mẹ cảm thấy không hài lòng khi bạn
xuất thân ở một vị trí khác với gia đình họ. Không chỉ về
tài sản, mà một số yếu tố khác như gia đình, tôn giáo… đều
có thể ảnh hưởng tới tình cảm các bậc phụ huynh. Họ sợ
bạn gây ảnh hưởng tới con mình. Bạn chỉ cần thể hiện dù
theo đạo, nhưng mình cũng không khác những cô gái bình
thường là bao, và thậm chí luôn vui vẻ học hỏi thêm nếp ăn
ở của nhà chàng.
Bước 2: Đừng cố thân mật quá mức
Có thể bố mẹ chàng đã hơi cảm tình với bạn, nhưng đừng
tự cho mình như con cái trong nhà rồi có những cử chỉ “tự
nhiên hơn ruồi”. Một số bạn gái tới chơi nhà chàng rồi cứ ở
lại ăn cơm cùng khi bố mẹ chàng chưa hề có lời mời, hoặc
ngồi xem TV và chuyển kênh nhoay nhoáy, hoặc “tót” lên
phòng chơi với chàng… những điều đó làm phụ huynh rất
khó chịu. Hãy giữ phép lịch sự, không quá xa cách như
người lạ, nhưng cũng chỉ thân mật vừa đủ, giống như mình
là bạn thân của chàng thôi.
Bước 3: Tỏ rõ tình cảm của bạn
Điều bố mẹ chàng sợ nhất là một ngày nào đó, bạn “đá”
cậu con trai cưng của họ, và rồi chàng suốt ngày ủ rũ hoặc
rượu chè với đám bạn thân. Họ sẽ không cởi mở với bạn
nếu cảm thấy bạn không muốn gắn bó lâu dài. Thế nên đôi
khi, dù ở trước mặt bố mẹ chàng, bạn ngắm chàng lâu hơn
một chút, hoặc nắm nhẹ tay nhau chốc lát, hay kể những kỷ
niệm dễ thương của bạn với chàng… Một khi bố mẹ biết
bạn yêu chàng thật lòng, họ sẽ tin tưởng bạn hơn.
Bước 4: Giài pháp cuối cùng
Nếu tất cả những nỗ lực trên không thể giúp bạn, thì có lẽ
bố mẹ chàng cũng hơi “rắn” hoặc quá khắt khe, ép buộc
chàng. Vậy thì tới lúc bạn “vùng lên rồi”. Đợi lúc nào đó
bố mẹ chàng “mát mẻ” hoặc mắng mỏ bạn, hãy thẳng thắn:
“Cháu không dám mong hai bác yêu quí cháu. Nhưng ít ra
cháu cũng muốn được đối xử công bằng một chút. Cháu rất
kính trọng hai bác, và yêu con trai bác. Cháu không muốn
ấn tượng đẹp về hai bác bị suy chuyển.” Đôi khi bạn phải
“rắn” một chút, mọi người mới nhún nhường và tôn trọng
bạn hơn.
Một số câu nói mà phụ huynh thích nghe:
Cháu nghe anh ấy/mọi người khen bác suốt! – Một cách
vừa để khen ngợi mà còn giúp bố mẹ chàng tự hào về cậu
con trai.
Lúc bé anh ấy thế nào ạ? – Bạn vừa “câu giờ” với bố mẹ
chàng, vừa được nghe về những ngày thơ ấu, còn gì thú vị
hơn?
Cháu rất vui khi được hai bác mời tới ăn cơm. – Nói lời
cảm ơn khiến người nghe mát lòng mát dạ, mà bạn cũng
được coi là cô gái lịch sự, biết điều.