Danh mục

Khó khăn tâm lí trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ của sinh viên sư phạm

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.35 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến khái niệm khó khăn tâm lí trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ của sinh viên sư phạm, xác định các biểu hiện về khó khăn tâm lí trong học tập nhóm của sinh viên sư phạm ở các mặt: nhận thức, thái độ và hành vi, thể hiện cụ thể trong bốn giai đoạn học tập nhóm của sinh viên: giai đoạn thành lập và xây dựng nhóm học tập, giai đoạn phân công và nhận nhiệm vụ học tập, giai đoạn thảo luận nhóm, giai đoạn thảo luận trên lớp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khó khăn tâm lí trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ của sinh viên sư phạmVJETạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 12-16KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP NHÓMTHEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠMLê Minh - Trường Đại học Thủ đô Hà NộiNgày nhận bài: 24/02/2018; ngày sửa chữa: 26/02/2018; ngày duyệt đăng: 12/03/2018.Abstract: The article mentions the concept of psychological difficulty in group learning by takingcredit courses of pedagogical students. The manifestations of psychological difficulties in grouplearning of pedagogical students are identified in terms of perception, attitude and behaviors. Theyare expressed specifically in four stages of group learning, namely learning group establishment,learning task assignment, the group discussion and presentation and discussion in class.Keywords: Psychological difficulties, groups, learning group under the credits system.1. Mở đầuCác nhà tâm lí học cho rằng, nhân cách của người họcđược hình thành thông qua các hành động có ý thức, cáchoạt động chủ động, sáng tạo và đặc biệt là từ nhóm, tậpthể nhờ sự cộng tác, giao tiếp, học hỏi lẫn nhau. Từ đó,mô hình nhóm học tập (HT) được đưa vào nhà trườngnhằm giúp người học tham gia một cách chủ động vàoquá trình HT, tạo cơ hội cho họ có thể chia sẻ kiến thức,kinh nghiệm.Sinh viên (SV) nói chung và sinh viên sư phạm(SVSP) nói riêng còn thiếu nhiều kĩ năng mềm cần thiếtcho việc HT. Một trong những yếu kém gây cản trở quátrình HT theo học chế tín chỉ của SV chính là thiếu kĩnăng cộng tác gây ra nhiều khó khăn với việc học tậpnhóm (HTN): chưa biết cách hợp tác, giúp đỡ nhau;không biết cách chia sẻ, trao đổi… SVSP - những thầycô giáo tương lai mang trọng trách đào tạo thế hệ trẻ củađất nước lại càng cần được rèn luyện kĩ năng HT theonhóm, nhưng thực tế cho thấy, các em gặp khá nhiều khókhăn với HTN về nhận thức, thái độ và kĩ năng. Bài viếtnày đề cập một số vấn đề lí luận về khó khăn tâm lí(KKTL) trong HTN của SVSP.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp nghiên cứuBài viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu vănbản, tài liệu với mục đích khảo cứu các khái niệm cơ bản cóliên quan đến khái niệm KKTL trong HTN theo học chế tínchỉ của SVSP. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương phápquan sát, hỏi ý kiến chuyên gia để xác định các biểu hiệnKKTL trong HTN của SVSP ở các giai đoạn HTN.2.2. Một số khái niệm2.2.1. Khái niệm “khó khăn tâm lí”KKTL là một khái niệm khá phức tạp. Cùng nói vềKKTL nhưng các tác giả đã sử dụng nhiều thuật ngữ12khác nhau như: “trở ngại tâm lí (TL)”, “rào cản TL”,“hàng rào TL”, “thiếu hụt TL”, “khó khăn nhận thức”…Theo tác giả Trần Hiệp và Đỗ Long thì “hàng rào TL”là trạng thái TL thể hiện tính thụ động quá mức của chủthể gây cản trở việc thể hiện hành động... [1; tr 89].Tác giả Nguyễn Xuân Thức cho rằng: KKTL là sựkhông phù hợp giữa đặc điểm TL và hành vi ứng xử củanhân cách với nội dung, đối tượng, hoàn cảnh hoạt độngcủa chủ thể, được biểu hiện ở các dấu hiệu: nhận thức,thái độ và hành vi ứng xử [2; tr 14].Tác giả Mạc Văn Trang cho rằng: KKTL là hộichứng của sự kém thích ứng về mặt TL của cá nhân vớimôi trường, khiến cho hoạt động và giao tiếp của cá nhângặp trở ngại, kém hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộcsống và sự phát triển TL cá nhân [3; tr 25].Chúng tôi thấy, có nhiều quan niệm khác nhau vềKKTL. Về cơ bản, các quan niệm này nhìn nhận KKTLở những khía cạnh sau đây:- KKTL là hiện tượng thể hiện tính thụ động quá mứcnảy sinh theo cơ chế gây cản trở trong việc thực hiện hànhđộng, sự thiếu sẵn sàng hành động trong hoàn cảnh nhấtđịnh được biểu hiện trong thái độ tiêu cực của chủ thể.- KKTL là sự không phù hợp giữa đặc điểm TL cánhân và hành vi ứng xử của cá nhân với nội dung, đốitượng, hoàn cảnh hoạt động của chủ thể. Các tác giả chorằng, tính không phù hợp về TL của chủ thể với đối tượnglà nguyên nhân gây cản trở kết quả hoạt động.- KKTL là sự thiếu hụt những phẩm chất TL cá nhânđược thể hiện ở chỗ cá nhân đã có những phẩm chất TLcần thiết cho hoạt động nhưng những phẩm chất nàychưa phù hợp hoặc mức độ của các phẩm chất TL chưađáp ứng được yêu cầu của hoạt động, do đó cá nhân gặpkhó khăn khi tiến hành hoạt động.Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về KKTL,song nhìn chung, các tác giả đều cho rằng đây là nhữngEmail: lminh@daihocthudo.edu.vnVJETạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 12-16thiếu hụt các yếu tố TL gây cản trở hoạt động của cá nhânvà làm cho hoạt động đó kém hiệu quả. Đặc biệt, hầu hếtcác tác giả đều căn cứ vào 3 mặt: nhận thức, thái độ vàhành vi trong hoạt động nhất định của chủ thể để đánhgiá KKTL.Kế thừa quan điểm các tác giả đi trước, chúng tôi chorằng: KKTL là sự thiếu hụt, không toàn vẹn về phẩm chấtTL thể hiện ở sự hạn chế mặt nhận thức, thái độ và hànhvi làm cá nhân lúng túng, lo lắng, gặp nhiều trở ngại khitiến hành thực hiện một hoạt động nào đó.2.2.2. Khái niệm “học tập” và “học chế tín chỉ”- Khái niệm “Học tập”:HT trong tiếng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: