Danh mục

KHOA HỌC VỀ CƠ THỂ NGƯỜI - Phần 6

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.17 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

77. Nước tiểu được hình thành như thế nào?Trong điều kiện bình thường, nếu ta uống nước nhiều thì đi tiểu nhiều, uống ít đi tiểu ít. Mới nghe qua, tưởng như nước vào cơ thể sẽ biến thành nước tiểu một cách rất đơn giản. Thực ra, nó phải trải qua các quá trình biến đổi trung gian rất phức tạp ở thận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHOA HỌC VỀ CƠ THỂ NGƯỜI - Phần 677. Nước tiểu được hình thành như thế nào?Trong điều kiện bình thường, nếu ta uống nước nhiều thì đi tiểu nhiều, uống ít đi tiểu ít.Mới nghe qua, tưởng như nước vào cơ thể sẽ biến thành nước tiểu một cách rất đơn giản.Thực ra, nó phải trải qua các quá trình biến đổi trung gian rất phức tạp ở thận.Hai quả thận nằm hai bên cột sống ở sau thắt lưng, mỗi bên một quả to bằng nắm đấm,hình dạng giống với hạt đậu tằm. Kết cấu của quả thận gồm bộ phận sinh nước tiểu (nhumô thận) và bộ phận bài tiết nước tiểu (bể thận). Nhu mô thận gồm các tiểu cầu thận vàcác ống. Khi đi qua tiểu cầu thận, máu được lọc một lượt; các chất phế thải trong máu vàphần nước thừa được đưa vào các ống nhỏ, đó chính là nước tiểu.Nước tiểu được tập trung đến bể thận rồi theo niệu quản đi xuống bàng quang. Bộ phậnnày giống như một quả bóng đàn hồi, vai trò chủ yếu là lưu giữ nước tiểu. Khi lượngnước tiểu đạt đến mức nhất định, bàng quang phình ra. Các tín hiệu kích thích được cácdây thần kinh truyền lên đại não. Đại não ra lệnh thải nước tiểu. Khi đó, các cơ ở phầntrên bàng quang co lại, cơ tròn chỗ miệng thoát nước tiểu mở ra. Nước tiểu sẽ bị ép chảythoát ra ngoài.78. Vì sao người ta lại đánh rắm?Đánh rắm là kết quả của quá trình đường ruột bài tiết các chất khí qua hậu môn. Vậy cácchất khí trong cơ thể từ đầu mà có?Khi ta ăn cơm, uống nước, không khí lẫn trong thực phẩm và đồ uống sẽ đi xuống dạ dàyvà đường ruột. Ngoài ra, hàng trăm triệu loại vi khuẩn có trong đường ruột cũng phângiải thức ăn, sản sinh ra các chất khí. Vi khuẩn trong ruột còn phân giải các chất dịchtrong đại tràng thành khí amoni. Các chất bicacbonat và axit dạ dày còn tác dụng vớinhau, sản sinh ra khí CO2. Các khí trên chiếm 30-40% tổng chất khí trong đường ruột.Một phần chất khí trong dạ dày và đường ruột thoát ra ngoài theo đường miệng, một phầnqua thành ruột khuếch tán vào máu rồi đi ra theo đường hô hấp. Phần lớn nhất còn lạiđược đưa dần xuống phía dưới, thoát ra qua hậu môn. Lượng chất khí tích tụ trong đườngruột càng nhiều, tốc độ bài tiết xuống càng nhanh. Do các cơ chung quanh hậu môn colại, đóng chặt hậu môn nên khí trong ruột bị dồn ép thành một khu vực cao áp. Khi khíthoát cưỡng bức qua hậu môn, nó sẽ phát ra tiếng kêu. Trong điều kiện ăn uống bìnhthường, mỗi người có thể đào thải 17-60ml/giờ, mỗi ngày đào thải 400-1.000 ml, sai sốrất lớn.99% chất khí đào thải qua hậu môn không phải là khí thối, chủ yếu là nitơ, CO2, ôxy,hydro và metan. Còn lại là khí amoni, amin bốc hơi, khí hydro sulfid, khí thối... Ngoàiôxy và ni tơ đến từ không khí, phần lớn các khí khác đều do vi khuẩn lên men trong hệthống tiêu hóa phân giải ra.Vì thói quen cuộc sống và chế độ ăn uống của mọi người không giống nhau nên số lượngvà mùi vị khí thải cũng khác nhau. Người quen thở bằng miệng, nuốt nước bọt, hay ănkẹo cao su và người già răng yếu thường nuốt vào khá nhiều không khí nên đánh rắ mnhiều hơn. Một số thực phẩm chứa khá nhiều chất khí (như bánh bao, kem trứng, nướcgiải khát có ga) và thực phẩn giàu đường, chất xơ cũng dễ gây rắm. Trong đại tràng,chúng bị các vi khuẩn đường ruột phân giải thành khí CO2, hydro, metan. Tỏi, hành tâyvà hẹ chứa nhiều hợp chất của lưu huỳnh; chúng bị vi khuẩn đường ruột phân giải thànhhợp chất sulfua và khí thioalcohol. Vì vậy, người ăn nhiều các loại rau này thường đánhrắm rất nhiều và thối.Một số người trong đường ruột thiếu men tiêu hóa đường lactoza, khi uống sữa bò sẽ bịchướng bụng và sản sinh nhiều khí. Những người bị viêm đường ruột cũng hay đánh rắmdo vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều, tác dụng trực tiếp lên các chất dinh dưỡng, làm nhiễuloạn nhu động bình thường của ruột.Nói chung, đánh rắm là hiện tượng bình thường của cơ thể, không nên vì thấy đánh rắmnhiều mà lo sợ.79. Lá lách có những ích lợi gì?Lá lách nằm ở bên phải phía trên bụng, màu đỏ thẫm. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, nólà nhà máy độc nhất vô nhị tạo ra huyết cho thai nhi. Sau khi trẻ ra đời, bộ xương dầndần lớn lên, tủy trong xương sẽ là nhà máy tạo huyết, chức năng trên của lá lách khôngcòn nữa. Vì vậy, trong một thời gian dài, người ta cho rằng lá lách chỉ là kho chứa máutrong cơ thể, có hay không có nó cũng được. Thực ra không phải như thế.Gần đây, sau khi làm nhiều phẫu thuật để cấy hoặc thay phủ tạng, người ta mới có nhữngnhận thức đầy đủ hơn về tác dụng của lá lách. Khi bệnh nhân được cấy hoặc thay nhữngcơ quan lành mạnh của người khác, cơ thể thường có phản ứng thải loại do phải tiếp nhậnnhững thứ vốn không phải của mình. Các tế bào lympho và chất kháng thể sẽ đuổi cáccơ quan đó ra ngoài bằng trăm phương ngàn kế. Để ngăn ngừa phản ứng đó, bác sĩ dùngthuốc để khống chế hoặc dứt khoát cắt bỏ lá lách. Sau khi cắt bỏ cơ quan này, phản ứngbài trừ chấm dứt. Tại sao lại thế? Vì lá lách không những chứa một lượng lớn tế bàolympho mà còn sản sinh ra nhiều bạch cầu miễn dịch - nguyên liệu để tạo ra các khángthể. Sau khi cắt bỏ lá lách, cơ thể ...

Tài liệu được xem nhiều: