Danh mục

KHOA HỌC VỀ CƠ THỂ NGƯỜI - Phần 9

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 279.45 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

108. Con người có "mắt thứ ba" không? Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hành giả. Trước trán Nhị Lang có con "mắt thứ ba".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHOA HỌC VỀ CƠ THỂ NGƯỜI - Phần 9 KHOA HỌC VỀ CƠ THỂ NGƯỜI108. Con người có mắt thứ ba không?Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hànhgiả. Trước trán Nhị Lang có con mắt thứ ba. Con mắt này rất sắc sảo, cho dù Tôn NgộKhông biến đi đâu, thành vật gì đều bị Nhị Lang phát hiện. Đương nhiên đó chỉ là chuyệnthần thoại.Con người thực chất có mắt thứ ba không? Các nhà khoa học đã phát hiện mắt thứ batrên thực tế là một hạt giống như hạt quả thông, nằm sâu chính giữa đầu, to bằng hạt đâu,cho nên gọi là hạt thông. Nhưng con mắt này không thể nhìn thấy các vật như con mắtbình thường, tức là nó không có đầy đủ thị lực bình thường.Vậy nó có tác dụng gì? Ngày nay, người ta đã biết được trong cơ thể có đồng hồ sinh họcrất kỳ diệu. Có người không dùng chuông đồng hồ báo thức mà sáng vẫn dậy đúng giờ,chỉ chênh vài ba phút. Đó chính là nhờ đồng hồ sinh học. Các nhà khoa học phát hiệnhạt thông chính là đồng hồ sinh học trong cơ thể. Ban đêm, nó sản sinh ra một chất kíchthích gọi là chất thoát đen. Ban ngày, nó tự động ngừng sản sinh chất này; do đó conngười có thể cảm biết được sự thay đổi của ngày đêm.Ngoài ra, chất thoát đen mà hạt thông tiết ra còn có tác dụng khống chế công năng sinhdục của con người. Các nghiên cứu đã chứng tỏ nó có thể khống chế sự phát triển củatuyến giới tính trong thời kỳ niên thiếu. Đến một thời kỳ nhất định nó sẽ xóa bỏ sự khốngchế này để cho thời kỳ thanh xuân đến. Ngày nay, thời kỳ thanh xuân của thiếu niênthường đến sớm. Một trong các nguyên nhân quan trọng là vào ban đêm, thời gian chiếusáng kéo dài, làm cho chất thoát đen được sản sinh ra ít, khiến thời gian khống chế tuyếngiới tính bị rút ngắn.109. Vì sao mũi có thể ngửi được các loại mùi?Mũi người có hai công năng: hô hấp và nhận biết mùi. Trong cuộc sống thường ngày, vaitrò của cơ quan khứu giác là không thể thiếu được. Ví dụ, khi mắt ta chưa nhìn thấy, taichưa nghe thấy thì mũi đã ngửi thấy mùi cháy, do đó mà cảnh giác được với nạn hỏahoạn, kịp thời dập tắt ngọn lửa. Có một số đồ vật khi ta cầm lên, nhìn, nghe nhưng vẫnchưa biết nó là gì, nhưng khi đưa lên mũi ngửi thì lập tức biết được. Điều đó chứng tỏkhứu giác có thể giúp ta phân biệt các chất khác nhau.Có người nhờ chế độ tập luyện đặc biệt mà mũi có khả năng phân biệt rất cao. Ví dụ, thợlành nghề trong các ngành nước hoa và tinh dầu là những chuyên gia ngửi mùi. Họ chỉdùng mũi là có thể phân biệt được nhiều loại nước hoa, hương thơm, thẩm định chấtlượng chúng tốt hay xấu. Những chuyên gia đánh giá chất lượng sản phẩm trà, rượu, càphê... ngoài việc sử dụng vị giác còn dùng khứu giác nhạy cảm của mình để đánh giá chấtlượng sản phẩm.Ngoài ra, khứu giác còn làm tăng thêm cảm giác ngon miệng. Sau khi mũi biết đượchương vị hấp dẫn của thức ăn, ta sẽ thấy thèm ăn. Khi tịt mũi, ăn gì cũng không cảm thấyngon. Thực ra những thức ăn ấy vẫn ngon, chẳng qua vì mũi không ngửi thấy mùi thơmcho nên không kích thích ngon miệng mà thôi.Mũi có thể ngửi được các loại hương vị là do niêm mạc trên thành khoang mũi (rộngkhoảng 5 cm2) có hơn 10 triệu tế bào khứu giác; chúng có liên quan với đại não. Như tađã biết, mùi vị là do các chất bốc hơi thành phân tử mà gây nên. Khi ta thở, những phântử mùi vị bay lẫn trong không khí sẽ đi vào khoang mũi, tác động vào tế bào khứu giác.Những thông tin này được truyền lên đại não. Nhờ đó mà chúng ta ngửi được các mùi vịkhác nhau.110. Trong cơ thể, khí quan nào lâu đời nhất?Cơ thể có 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Theo thống kê,trên 90% thông tin mà ta nhận được đến từ thị giác, tiếp theo là thính giác, xúc giác và vịgiác. Riêng khứu giác thường bị xếp vào vị trí không đáng kể. Sinh lý học truyền thốngthậm chí còn xem khứu giác là cơ quan cảm giác nguyên thủy đang thoái hóa dần.Mặc dù khứu giác không chiếm địa vị chủ đạo trong 5 cơ quan cảm giác, nhưng nó lại làcơ quan cảm giác lâu đời nhất của cơ thể. Rất nhiều động vật hoang dã đều dựa vào khứugiác để tìm thức ăn, tránh nguy hiểm, tìm bạn đời. Cơ quan cảm giác nguyên thủy này đốivới con người cũng rất có ích. Ví dụ, hương vị của thức ăn có thể làm tăng cảm giác ănngon; khi ngửi thấy mùi cháy ta sẽ cảnh giác đề phòng hỏa hoạn; nếu ngửi thấy mùi khíga rò rỉ, hoặc thức ăn đã biến mùi thì ta sẽ tránh được nguy hiểm. Có những người làmnghề đặc biệt có thể căn cứ vào mùi vị để phán đoán chất lượng nước hoa, hương liệu,rượu tốt hay xấu. Có một số thanh niên nam nữ người dân tộc thích ngửi mùi trên cơ thểcủa nhau để tăng thêm tình cảm.Khứu giác của con người đang thoái hóa chăng? Không phải! Thông qua kết quả nghiêncứu của mấy chục năm gần đây các nhà khoa học bắt đầu coi trọng đến khứu giác, thậmchí họ rất kinh ngạc đối với độ nhạy cảm rất cao của khứu giác con người. Ví dụ mộtchuyên gia hương liệu có kinh nghiệm chỉ dựa vào mũi ngửi cũng có thể phân biệt đượcmấy nghìn, thậm chí hàng vạn loại mùi vị, hơn nữa ngay lập ...

Tài liệu được xem nhiều: