Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học cao Etyl Acetat của loài địa y Parmotrema Sancti Angelii (Hale) Hale thu hái ở Đà Lạt

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.00 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 42,000 VND Tải xuống file đầy đủ (42 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học cao Etyl Acetat của loài địa y Parmotrema Sancti Angelii (Hale) Hale thu hái ở Đà Lạt nêu lên tổng quan về địa y, chi Parmotrema; thực nghiệm; kết quả và thảo luận về khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất PS–A3, PS – A7.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học cao Etyl Acetat của loài địa y Parmotrema Sancti Angelii (Hale) Hale thu hái ở Đà Lạt TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC HỮU CƠ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ETYL ACETAT CỦA LOÀI ĐỊA Y PARMOTREMA SANCTI-ANGELII (HALE) HALE THU HÁI Ở ĐÀ LẠT GVHD: Th.s Hồ Xuân Đậu SVTH: Nguyễn Thị Ái MSSV: K35106003 TP.HCM tháng 5/2013 Trang 0 LỜI CẢM ƠN ---------- Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến:  Thầy Hồ Xuân Đậu, người đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức chuyên môn, tận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian em học tập, thực hiện và hoàn thành đề tài.  Thầy Dương Thúc Huy đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.  Tất cả Quý Thầy Cô Khoa Hóa Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em theo học và thực hiện đề tài.  Gia đình, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện tốt về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.  Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, quý độc giả đã đọc, đóng góp ý kiến, chia sẻ khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn. LỜI MỞ ĐẦU Ngay từ thời trung đại, nhiều người làm nghề y đã sử dụng các loài địa y làm thuốc chữa bệnh như: Lobaria pulmonaria chữa các bệnh về phổi, Parmelia sulcata chữa các bệnh về sọ não[1], …Ngày nay địa y vẫn được sử dụng làm một số loại thuốc dân gian. Người da đỏ ở Florida và người Trung Quốc đã sử dụng một số loại địa y khác nhau làm thuốc, đặc biệt là thuốc long đờm[1]. Ahmadjian và Nilsson[2] công bố rằng địa y Cetraria islandica bán rộng rãi trong các tiệm bào chế thuốc ở Thụy Điển và dùng để điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh phổi và bệnh viêm mũi. Peltigera canina được sử dụng ở Ấn Độ như một dược phẩm làm giảm các cơn đau gan[1]. Ngoài công dụng chữa bệnh, địa y còn được sử dụng làm thực phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, nước hoa. Các loại hợp chất khác nhau và các dẫn suất của depside được chiết từ các chi Evernia, Parmelia và Ramalina, một số có mùi hương hấp dẫn được dùng trong xà phòng và nước hoa. Đặc biệt, địa y được xem như là các chất chỉ thị sinh học cho ô nhiễm môi trường. Với những công dụng đó, địa y được nhiều nhà hóa dược nghiên cứu, nhiều hợp chất tự nhiên được cô lập và một số được xác định có hoạt tính kháng khuẩn, kháng ung thư, kháng virut, giảm đau, hạ sốt[3,4] , … Địa y là thực vật bậc thấp, là kết quả của sự cộng sinh của tảo và nấm. Nhờ dạng sống này, địa y có thể sống được ở nhiều nơi trên đất, đá, thân cây,... trong những điều kiện khác nghiệt và khô hạn của vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, người ta dễ dàng tìm thấy sự có mặt của địa y ở những nơi quen thuộc với sự phân bố phong phú và đa dạng. Vậy mà từ trước đến nay ở Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về hóa học cũng như ứng dụng của địa y. Để góp phần vào sự phát triển của khoa học Việt Nam, chúng tôi đã lựa chọn loại địa y Parmotrema Sancti-angelii Hale (Hale) thuộc chi Parmotrema (họ Parmeliaceae) thu hái ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam để nghiên cứu. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 0 LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 MỤC LỤC ........................................................................................................................... 0 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................................... 2 1.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA Y ............................................................................................... 2 1.2. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VỀ CHI PARMOTREMA................................................. 3 1.2.1 Các hợp chất theo qui trình sinh tổng hợp polyketid ........................................... 3 1.2.2 Các hợp chất theo qui trình sinh tổng hợp mevalonic acid .................................. 4 1.2.3 Các hợp chất tạo nên bằng quá trình sinh tổng hợp của tảo ................................ 4 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 9 Chương 2 : THỰC NGHIỆM ............................................................................................ 11 2.1 HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ. ........................................................................................ 11 2.1.1 Hóa Chất. ........................................................................................................... 11 2.1.2 Thiết Bị .............................................................................................................. 11 2.2 KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU. .................................................................................... 11 2.3 ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO. ..................................................................................... 12 2.4 TÁCH CÁC PHÂN ĐOẠN TỪ CAO EA3................................................................. 14 2.4.1 Sắc kí cột silica gel cho phân đoạn EA3.1 ( sơ đồ 2.2, 5.17g) .......................... 14 2.4.2 Sắc kí cột silicagel cho phân đoạn EA3.3 (sơ đồ 2.2, 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: