Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Tổng hợp dẫn xuất 4h-piran dùng xúc tác K2Co3 tẩm trên chất mang rắn montmorillonite k-10

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.09 MB      Lượt xem: 193      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Tổng hợp dẫn xuất 4h-piran dùng xúc tác K2Co3 tẩm trên chất mang rắn montmorillonite k-10 trình bày về quy trình và cách thức dẫn xuất 4h-piran dùng xúc tác K2Co3 tẩm trên chất mang rắn montmorillonite k-10. Với các bạn chuyên ngành Hóa học thì đây là tài liệu hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Tổng hợp dẫn xuất 4h-piran dùng xúc tác K2Co3 tẩm trên chất mang rắn montmorillonite k-10 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ  TỔNG HỢP DẪN XUẤT 4H-PIRAN DÙNG XÚC TÁC K2CO3 TẨM TRÊN CHẤT MANG RẮN MONTMORILLONITE K-10 GVHD: ThS. Phạm Đức Dũng SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Hóa 4C Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................... 2 LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN ...................................................................... 5 1.1 Giới thiệu 4H-piran[4] ................................................................................ 5 1.2 Hoạt tính và ứng dụng dẫn xuất 4H-piran ............................................... 8 1.3 Phương pháp tổng hợp dẫn xuất 4H-piran .............................................. 8 1.4 Khoáng sét[8] ............................................................................................. 12 1.5 Montmorillonite......................................................................................... 14 Chương 2: THỰC NGHIỆM ............................................................... 18 2.1 Hóa chất và thiết bị ................................................................................... 18 2.2 Điều chế xúc tác tẩm K2CO3 trên chất mang rắn Montmorillonite K- 10 ......................................................................................................................... 18 2.3 Tổng hợp dẫn xuất 4H-piran (4a-f) .......................................................... 19 2.4 Định danh sản phẩm ................................................................................. 19 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................... 20 3.1 Quy trình tổng hợp dẫn xuất 4H-piran................................................... 20 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................. 56 4.1 Kết luận ...................................................................................................... 56 4.2 Đề xuất ........................................................................................................ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 58 LỜI MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và Hóa học nói riêng, trong đó Hóa học về tổng hợp các hợp chất hữu cơ ngày càng phát triển nhằm tạo ra các hợp chất phục vụ đời sống con người. Trong lĩnh vực y học, những hợp chất dị vòng ngày càng tổng hợp nhiều và có những hoạt tính sinh học, khả năng ứng dụng cao. Vì vậy, các chất này góp phần vào việc chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo. Trong đó phản ứng đa thành phần (MCRs) có rất nhiều đóng góp cho sự tổng hợp các phân tử hữu cơ phức tạp và các cấu trúc thú vị từ các vật liệu đơn giản và sẵn có trên thị trường như là một công cụ mạnh mẽ cho những phát minh thuốc hiện nay và sự phát triển ngành dược trong tương lai[1-2]. Phản ứng tổng hợp đa thành phần trong điều kiện không dung môi hay dung môi không độc hại và sử dụng xúc tác rắn là một quy trình tổng hợp hữu cơ được quan tâm nhiều nhất hiện nay do nó thỏa mãn được những yêu cầu của một mô hình tổng hợp hiện đại như đã nêu ở trên. Sự thay thế những xúc tác thông thường bằng xúc tác rắn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường và chi phí phản ứng do giá thành rẻ, dễ sử dụng và thu hồi, có thể tái sử dụng nhiều lần, sản phẩm có hiệu suất và độ chọn lọc cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy dẫn xuất 4H-piran là hợp chất có nhiều ứng dụng do có các hoạt tính sinh học và dược lý quan trọng. Trong đó, dị vòng 4H-piran cho thấy hoạt động dược lý mạnh hơn và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh hóa. Những hợp chất này được sử dụng như thuốc chống đông, chống ung thư và đặc biệt được sử dụng để điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer, bệnh tâm thần phân liệt)…[3] Với ý nghĩa trên, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Tổng hợp dẫn xuất 4H- piran dùng xúc tác K 2 CO 3 tẩm trên chất mang rắn montmorillonite K-10”. Đề tài này nghiên cứu dùng xúc tác K 2 CO 3 tẩm trên chất mang rắn montmorillonite K-10 để tổng hợp một số dẫn xuất 4H-piran có hoạt tính sinh học được ứng dụng trong thực tế.  Mục đích nghiên cứu của đề tài: • Nghiên cứu phương pháp tổng hợp dẫn xuất 4H-piran bằng phản ứng đa thành phần với xúc tác K 2 CO 3 /MMT K−10. • Dựa trên phương thức tốt nhất để tiến hành tối ưu hóa phản ứng bằng cách khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất, bao gồm: nhiệt độ phản ứng, thời gian phản ứng, tỉ lệ giữa các tác chất và khối lượng xúc tác. • Tổng hợp một số dẫn xuất của 4H–piran bằng cách thay thế trực tiếp trên vòng thơm bởi các nhóm clo, brom, metyl, nitro…dựa trên các điều kiện tối ưu. • Dựa trên đặc tính ưu việt của MMT K-10 là giá thành rẻ, dễ sử dụng, dễ xử lý và thu hồi, chúng tôi nghiên cứu khả năng tái sử dụng xúc tác để xanh hóa phản ứng một cách kinh tế nhất. • Khảo sát tính chất vật lí (nhiệt độ, nhiệt độ nóng chảy, màu sắc…) của các hợp chất điều chế được. • Khảo sát cấu trúc các hợp chất điều chế được bằng các phổ cộng hưởng từ hạt nhân.  Phương pháp nghiên cứu • Tham khảo các tài liệu khoa học liên quan • Thực hiện tổng hợp trong phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ Khoa Hóa học, trường Đại học khoa học tự nhiên TP.HCM. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: