Danh mục

Khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp gia đình

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.14 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thành viên gia đình được cùng tham gia kinh doanh, họ có được kinh nghiệm làm việc đồng thời với việc kiếm được thu nhập, thậm chí có thể được hưởng lợi từ giảm thuế kinh doanh gia đình. Cha mẹ thường có mong muốn xây dựng một doanh nghiệp gia đình để các thành viên trong gia đình có cơ hội cùng tham gia kinh doanh. Các thế hệ đi trước có thể cố vấn cho các thế hệ sau và giúp con cháu trở thành những doanh nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp gia đình KHỞI SỰ KINH DOANH VỚI MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Dung Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Có nhiều lý do tích cực để khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp gia đình, bao gồm việc tìm kiếm thu nhập cho các thành viên trong gia đình, làm việc cho bản thân, tận dụng hiệu quả lực lượng lao động là các thành viên gia đình và có một doanh nghiệp để truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Và khi các thành viên gia đình được cùng tham gia kinh doanh, họ có được kinh nghiệm làm việc đồng thời với việc kiếm được thu nhập, thậm chí có thể được hưởng lợi từ giảm thuế kinh doanh gia đình. Cha mẹ thường có mong muốn xây dựng một doanh nghiệp gia đình để các thành viên trong gia đình có cơ hội cùng tham gia kinh doanh. Các thế hệ đi trước có thể cố vấn cho các thế hệ sau và giúp con cháu trở thành những doanh nhân. Tuy nhiên, làm việc cùng nhau có thể gây ra rạn nứt trong quan hệ gia đình trừ khi công ty có được kế hoạch tốt ngay từ đầu. Cần phải hiểu rõ về doanh nghiệp gia đình; những ưu, nhược điểm khi khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp gia đình để từ đó có những bước đi đúng đắn ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Từ khóa: Khởi sự kinh doanh; doanh nghiệp gia đình; mô hình doanh nghiệp gia đình; sở hữu; quản lý; gia đình. 1. Doanh nghiệp gia đình và các mô hình doanh nghiệp gia đình 1.1. Quan niệm về doanh nghiệp gia đình Có nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp gia đình. Các định nghĩa được phân thành hai loại: dựa trên cấu trúc và quy trình liên quan đến kinh doanh gia đình. Định nghĩa dựa trên cấu trúc: Những định nghĩa được đưa ra dựa trên quyền sở hữu và /hoặc quản lý doanh nghiệp gia đình. Một số định nghĩa cho rằng: “Doanh nghiệp gia đình là doanh nghiệp mà các thành viên trong cùng một gia đình nắm quyền sở hữu và điều hành doanh nghiệp” - Barry. Rosenblatt, de Mik, Anderson và Johnson thì cho rằng “Doanh nghiệp gia đình là doanh nghiệp mà quyền sở hữu chính thuộc về một gia đình và ở đó có ít nhất hai thành viên gia đình trực tiếp tham gia vào công việc quản lý và điều hành doanh nghiệp”; Hoặc “Doanh nghiệp gia đình là doanh nghiệp mà ở đó một gia đình nắm quyền kiểm soát công ty thông qua việc sở hữu hơn 50% cổ phần có quyền biểu quyết 39 và các thành viên trong gia đình giữ một phần đáng kể trong đội ngũ quản trị viên cấp cao của công ty” - Leach và cộng sự. Định nghĩa dựa trên quy trình: Những định nghĩa dựa trên cách gia đình tham gia vào quá trình kinh doanh. R. G. Donnelley (1988) cho rằng, doanh nghiệp gia đình là một doanh nghiệp mà ở đó có sự tham gia của ít nhất hai thế hệ của một gia đình, điều này có ảnh hưởng đến chính sách của công ty và lợi ích, mục tiêu của gia đình. “Doanh nghiệp gia đình là nơi mà chính sách và quyết định chịu ảnh hưởng đáng kể của một hoặc nhiều gia đình. Ảnh hưởng này được thực hiện thông qua quyền sở hữu và đôi khi thông qua sự tham gia của các thành viên gia đình trong quản lý. Chính sự tương tác giữa hai tập hợp trong một tổ chức đó là gia đình và doanh nghiệp tạo nên tính chất cơ bản của doanh nghiệp gia đình và xác định tính độc đáo của nó” - P. Davis Một số nhà nghiên cứu cho rằng một định nghĩa rộng về doanh nghiệp gia đình nên đề cập đến cả mức độ kiểm soát đối với các quyết định chiến lược của gia đình và ý định rời khỏi doanh nghiệp của các thành viên trong gia đình. Shankar và Astrachan (1996) lưu ý rằng các tiêu chí được sử dụng để xác định doanh nghiệp gia đình có thể bao gồm: tỷ lệ sở hữu; kiểm soát bỏ phiếu; quyền lực đối với các quyết định chiến lược; sự tham gia của nhiều thế hệ; và sự chủ động trong quản lý của các thành viên gia đình. Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Doanh nghiệp gia đình là doanh nghiệp trong đó các thành viên trong gia đình, gia tộc nắm phần lớn vốn điều lệ, tài sản và quyền quản trị, điều hành công ty. Có những công ty do một gia tộc nắm 100%. Một số công ty khác gia tộc đó nắm giữ cổ phần chi phối theo luật của nước sở tại” Tóm lại, thực chất, một doanh nghiệp gia đình có thể được định nghĩa đơn giản là một doanh nghiệp bao gồm hai hoặc nhiều thành viên trong một gia đình có quyền kiểm soát tài chính của công ty. Nói cách khác, doanh nghiệp gia đình là doanh nghiệp thuộc sở hữu chính của một gia đình và / hoặc được quản lý bởi nhiều thành viên trong cùng một gia đình đó. Một doanh nghiệp gia đình được chi phối bởi 3 vòng tròn: sở hữu, quản lý, gia đình. Trong đó, vòng tròn thứ ba là giá trị cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp nằm trong loại hình kinh doanh này cần nắm bắt. Ba yếu tố này không trùng lắp mà tương tác mạnh mẽ với nhau, tạo ra kết nối giữa 8 thành tố trong doanh nghiệp gia đình: Nhà đầu tư (bên thứ ba); Quản lý và nhân viên bên ngoài (không phải là chủ sở hữu); Quản lý và nhân viên bên ngoài (chủ sở hữu); Chủ sở hữu, là người trong gia đình (không làm việc trong doanh nghiệp); Gia đình (những người không làm việc trong doanh nghiệp cũng không phải chủ sở hữu); Nhân viên là người trong gia đình (không phải 40 là chủ sở hữu); Chủ sở hữu là người trong gia đình (đang làm việc trong doanh nghiệp); Chủ sở hữu đồng thời là quản lý. SỞ HỮU QUẢN LÝ GIA ĐÌNH Nguồn: Renato Tagiuri and John Davis. Hình 1. Mô hình 3 vòng tròn của doanh nghiệp gia đình Cái hay của mô hình này là chúng ta có thể bản đồ hóa gia đình trên đó. Ví dụ, bạn là một thành viên gia đình, chủ sở hữu và là người quản lý; Chị gái của bạn cũng là một thành viên gia đình và chủ sở hữu; Anh họ của bạn là một thành viên gia đình nhưng không phải là chủ sở hữu ...

Tài liệu được xem nhiều: