Khúc đàn Thủy TiênĐất Kim Lăng bên Trung Quốc là nơi phồn hoa đô hội, thường dùng làm kinh đô cho các triều đại lâu đời. Ở đây có nhiều nơi danh thắng, khiến cho mặc khách tao nhân không ai là không muốn lưu liên thưởng ngoạn. Nhất là trên sông Tần Hoài, bên hồ Mặc Sầu, vào khoảng mùa xuân mát mẻ, những cành cây xanh, nước biếc, núi lam cũng đủ cung ngoạn cho các mặt tài tử giai nhân. Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khúc đàn Thủy Tiên Khúc đàn Thủy TiênĐất Kim Lăng bên Trung Quốc là nơi phồn hoa đô hội, thường dùng làm kinh đôcho các triều đại lâu đời. Ở đây có nhiều nơi danh thắng, khiến cho mặc khách taonhân không ai là không muốn lưu liên thưởng ngoạn. Nhất là trên sông Tần Hoài,bên hồ Mặc Sầu, vào khoảng mùa xuân mát mẻ, những cành cây xanh, nước biếc,núi lam cũng đủ cung ngoạn cho các mặt tài tử giai nhân.Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưungao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởngxuân. Đến nơi nghe đồn trong vùng có một tuyệt thế giai nhân tên Thủy Tiên Tử,nổi tiếng danh cầm, gần xa ai cũng bái phục. Động lòng hâm mộ, họ Giang cùngbạn cố tình tìm hỏi cho được đến nơi.Buổi đầu gặp gỡ, để xin nghe tiếng đàn, Thu San hết sức van nài, mới được nàngchấp thuận. Đoạn, nàng ung dung vặn trục dạo tiếng cho nghe.Thoạt khi tay tiên đặt đến tơ đồng, chỉ nghe khoan khoan nhè nhẹ, vẳng xa như cónhư không. Dần dần thi thấy vẻ người trầm lặng, hai tay thoăn thoắt nhanh nhanh.Rồi tiếng đàn chuyển sang giọng dồn dập sôi nổi như gió gào gió thét, như chenvới tiếng muôn quân nghìn ngựa xình xịch đổ tới. Kế đó, lại nổi giọng nỉ non réorắt như oán, như than, khiến người ngồi nghe mê mẩn tâm thần như phiêu diêuchốn non Bồng, nước Nhược.Thật là: Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du)Một lúc đàn im, Thu San từ từ định tỉnh và hỏi khúc đàn gì? Thủy Tiên Tử đáp:- Đây là khúc Thủy Tiên, tiện thiếp phỏng theo khúc Thủy Tiên Tháo của taydanh cầm ngày xưa là Bá Nha mà sáng tạo nên.Thu San hỏi nguồn gốc, nàng ung dung kể lại rằng: Ngày xưa, Bá Nha học đàncủa ông Thành Liên. Được ba năm thì đàn đã hay như chưa nhập điệu. Thành Liênbảo: Thầy ta là Tử Xuân ở ngoài biển cả, có thể dùng đàn làm thay đổi lòngngười. Vậy ta cho ngươi ra đó để học thêm.Đoạn dẫn Bá Nha xuống thuyền ra một hòn đảo giữa biển khơi, bảo Bá Nha ở đợi,ông sẽ đón thầy đến. Rồi dong thuyền đi thẳng, không thấy trở lại. Bá Nha mộtmình ở giữa đảo, chỉ thấy núi rừng mờ mịt, tiếng nước biển vỗ dồn dập, réo rắtchung quanh, chim chóc kêu rên bi thiết. Bá Nha cảm thấy buồn lạnh cả người, bấtgiác thở dài than: Thầy ta muốn làm thay đổi tính tình ta đây ...Đoạn cầm đàn trổi lên một khúc. Vừa dứt khúc, đã thấy Thành Liên quày thuyềntrở lại đón. Từ đấy, Bá Nha nổi tiếng là bực danh cầm; và khúc đàn ấy đặt tên làThủy Tiên Tháo. Tiện thiếp rất say mê khúc đàn đó nên mới mượn để đặt làmtên.Thu San nghe xong, thán phục. Đoạn thở dài, nói với nàng:- Trong Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị có câu: Đại huyền tao tao như cấp vũ, Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ. Tao tao thiết thiết thác tạp đàn, Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn ...Xưa nay, tôi vẫn cho lời thơ ấy diễn tả quá đáng. Nhưng hôm nay, diễm phúc ngheđược điệu đàn của quý nương mới nhận thấy lời cổ nhân thật bức thiết chân tình.Thủy Tiên Tử khiêm tốn từ tạ, đoạn sai thị nữ pha trà thủy tiên ra thết khách.Bọn Thu San nâng chén nước uống, nghe thoang thoảng mùi thơm thanh nhã, kháchẳn với các vị hương trà quý thường dùng hằng ngày. Bất giác, ai cũng cảm thấykhoan khoái tinh thần như hiện thân như tiên cảnh.Từ tạ ra về nhưng lòng khách vẫn quyến luyến, nao nao tưởng nhớ. Nơi quê hương,không lúc nào không nhắc nhở đến Thủy Tiên.Mùa xuân năm sau, Thu San chạnh lòng nhớ người năm cũ, lần mò tìm đến KimLăng, mong lại được nghe tiếng đàn tuyệt diệu của con người ngọc. Nhưng đếnnơi thì khách giai nhân ngày xưa vắng bặt, chỉ thấy cây xanh nước biếc một màu!