Danh mục

Khung khổ lý thuyết về tính bất định tác động đến rủi ro phá sản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 494.27 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tập trung tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tính bất định của nền kinh tế và rủi ro phá sản của hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dựa vào nội dung tổng hợp, các nghiên cứu trong tương lai có thể hình thành khung khổ lý thuyết hoàn chỉnh, làm cơ sở vững chắc cho bài nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khung khổ lý thuyết về tính bất định tác động đến rủi ro phá sản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam KHUNG KHỔ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦIRO PHÁ SẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Chung1, Lê Giáng Anh1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: 2023402010811@student.tdmu.edu.vnTÓM TẮT Nghiên cứu tập trung tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tính bất định của nền kinh tếvà rủi ro phá sản của hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dựa vào nội dung tổnghợp, các nghiên cứu trong tương lai có thể hình thành khung khổ lý thuyết hoàn chỉnh, làm cơsở vững chắc cho bài nghiên cứuTừ khóa: NHTM, Lý thuyết rủi ro phá sản, Tính bất địnhAbstractTHEORETICAL FRAMEWORK OF UNCERTAINTY AFFECTING BANKRUPTCY RISK OF VIETNAMS COMMERCIAL BANKING SYSTEM The study focuses on synthesizing theories related to the uncertainty of the economy and the bankruptcy risk of the commercial banking system in Vietnam. Based onthe aggregated content, subsequent studies can form a complete theoretical frameworkas a solid basis for the research paperKeywords: bankruptcy, commercial bank, uncertainty1. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu liên quan đến khả năng nhận diện rủi ro phá sản trong kinh doanh đã bắtđầu xuất hiện trong những năm 1930. Sau đó, các nghiên cứu như Bellovary, Giacomino, &Akers (2007) dần tập trung vào phân tích đơn biến (một tỷ lệ nhất định đại diện cho một nhântố). Altman (1968) là nghiên cứu đầu tiên và vẫn còn phổ biến cho đến nay đề cập đến các nhântố đa biến. Ban đầu các nghiên cứu chỉ phản ánh các yếu tố rủi ro phá sản thông qua các hoạtđộng tài chính và kinh doanh nội bộ (tức là cấp doanh nghiệp). Bellovary và cộng sự (2007) đãtiên phong liệt kê 42 yếu tố phổ biến nhất trong các mô hình dự báo phá sản điển hình như: Thunhập ròng/Tổng tài sản, Tỷ suất thanh toán hiện hành, Vốn lưu động/Tổng tài sản, Lợi nhuậnchưa phân phối/Tổng tài sản,… Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi và phát triển không ngừng củanền kinh tế, người ta bắt đầu nghi ngờ về tính chính xác của mô hình phá sản nếu chỉ xem xétcác chỉ tiêu nội bộ ngành (Zavgren, 1985). Do đó, các nhân tố mới trong mô hình phá sản, đặcbiệt là các nhân tố bên ngoài hay các nhân tố kinh tế vĩ mô được nhiều nhà nghiên cứu quantâm, xem xét như: GDP (Levy & Bar-Niv, 1987; Hol, 2007; Dewaelheyns & Van Hulle, 2008;Santoro & Gaffeo, 2009); Lạm phát-INF (Santoro & Gaffeo, 2009; Levy & Bar-Niv, 1987).Theo quan sát của tác giả, trên thực tế có rất ít tài liệu nghiên cứu về tính bất định trong cácngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) với rủi ro phá sản ngoại trừ Stolbov andShchepeleva (2020) đã sử dụng kiểm định Granger để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữatính bất định của chính sách kinh tế và phá sản. Tuy nhiên chưa nghiên cứu sâu trong mảng tàichính ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tổng hợp các lý thuyết liên quan đểlàm rõ mối quan hệ giữa tính bất định và rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại cổ phần. 3512. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết về rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại 2.1.1. Khái niệm về rủi ro Rủi ro là một thuật ngữ phổ biến, được sử dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh. Làmột khái niệm chưa được thống nhất nên tùy vào những trường phái khác nhau thì khái niệm vềrủi ro được định nghĩa khác nhau. Denenberg và cộng sự (1964) định nghĩa rủi ro là sự khôngchắc chắn về những tổn thất có thể gặp trong tương lai. Điều này cũng giống với định nghĩa củaMehr và Cammack (1961). Greene (1962) cho rằng rủi ro là “sự không chắc chắn về khả năngxảy ra tổn thất trong kinh tế”, nhưng có vẻ rủi ro không chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế mà bấtcứ ngành nghề nào cũng có thể tiềm ẩn rủi ro. Còn Willett (1951) cho rằng rủi ro cũng là sự khôngchắc chắn diễn ra một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người về một sựkiện không mong muốn xảy đến. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của (Rable, 1968). Với bản chất kinh doanh về “tiền” rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM luônsong hành, gắn với mọi nghiệp vụ, luôn có thể xảy ra. Hoạt động kinh doanh luôn đi kèm vớirủi ro nhưng nếu rủi ro xảy ra với tần suất cao, gây thiệt hại lớn trên quy mô rộng thì rủi ro cóthể tạo thành chuỗi dẫn đến hiệu ứng domino xảy ra nhanh chóng trên các thị trường tín dụng,chứng khoán, bất động sản, thương mại... và ngân hàng/hệ thống ngân hàng bị phá sản kéo theosự sụp đổ của thị trường tài chính, phá vỡ sự ổn định của hệ thống. Do mức độ ảnh hưởng cóthể nói vô cùng lớn, việc phá sản NHTM không xảy ra với tần suất cao như các loại hình doanhnghiệp sản xuất, thương mại khác, nhưng không đồng nghĩa với việc không xảy ra. Hơn nữa,rủi ro thường đi kèm với phần thưởng, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng cao. Tùythuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi nhà quản lý, việc đánh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: