Danh mục

khuôn khổ chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh cacbon thấp ở các nước đang phát triển Châu Á

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (72 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng luận này dựa trên giả định rằng, tăng trưởng xanh cacbon thấp là một phương án lựa chọn bắt buộc, khả thi và hấp dẫn đối với các quốc gia đang phát triển châu Á. Trong một khu vực phụ thuộc mạnh vào các nguồn tài nguyên và năng lượng nhập khẩu, đối với các nền kinh tế mới nổi châu Á việc bắt tay vào áp dụng một mô hình phát triển mới được kỳ vọng sẽ mang lại khả năng cạnh tranh cho ngành công nghiệp và đáp ứng các thị trường công nghệ xanh đang gia tăng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
khuôn khổ chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh cacbon thấp ở các nước đang phát triển Châu Á Bảng các chữ viết tắt ADB Ngân hàng phát triển châu Á ADBI Viện ngân hàng phát triển châu Á APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CCS Công nghệ thu giữ cacbon CDM Cơ chế phát triển sạch CO2 Dioxide cacbon COP Hội nghị các Bên tham gia Công ước EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FIT Giá điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo GDP Tổng sản phẩm quốc nội GGGI Viện tăng trưởng xanh toàn cầu GHG Khí nhà kính GNP Tổng sản phẩm quốc dân GRT Cơ chế Trao đổi Quyền Sản xuất IEA Cơ quan Năng lượng Quốc tế IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPR Quyền sở hữu trí tuệ KH&CN Khoa học và công nghệ MRV Đo lường, báo cáo và thẩm định NAMA Kế hoạch hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp điều kiện quốc gia NC&PT Nghiên cứu và phát triển OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PAT Kế hoạch thương mại chứng chỉ năng lượng PPP Sức mua tương đương PV Công nghệ quang điện mặt trời REC Chứng chỉ năng lượng tái tạo REDD Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng RPS Tiêu chuẩn danh mục đầu tư tái tạo SHTT Sở hữu trí tuệ SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNEP Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNFCCC Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu WTO Tổ chức thương mại thế giới 1 Giới thiệu Châu Á hiện đang là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và tỷ lệ thanh toán nghèo đói cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình thế giới. Tuy nhiên nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên mà khu vực này tiêu thụ, cùng với những nơi khác trên thế giới, đã vượt quá khả năng phục hồi của hành tinh. Lượng phát tán cacbon của châu Á đang tăng lên từng ngày, hệ quả là khả năng dễ bị tổn thương trước những rủi ro về khí hậu. Người nghèo dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng cân bằng bị phá vỡ này, do không có phương án lựa chọn để thích nghi với các điều kiện khí hậu đang biến đổi. Ngày nay, nhiều quốc gia châu Á đã bắt đầu nhận thức rõ sự cần thiết phải chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh cacbon thấp. Một số nước đã bắt đầu áp dụng mô hình phát triển dựa trên các ngành công nghiệp xanh, cạnh tranh và các lĩnh vực công nghệ xanh. Ví dụ như Trung Quốc đã trở thành nhà lắp đặt hàng đầu thế giới các tuabin gió và hệ thống nhiệt mặt trời. Ấn Độ đang phát triển nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng cacbon thấp khác thông qua việc sử dụng giấy chứng nhận năng lượng tái tạo. Trong khi Inđônêxia đang tích cực thúc đẩy thu giữ cácbon trong các cánh rừng bằng con đường bảo tồn và một số nước khác đã đề ra các mục tiêu về cắt giảm lượng khí thải cacbon. Kinh nghiệm tăng trưởng xanh cacbon thấp của các nước đi trước có thể mở rộng, mô phỏng và thích nghi với điều kiện ở các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để giúp độc giả có thể hiểu rõ về những thách thức, các phương án lựa chọn và các vấn đề liên quan đến triển vọng tăng trưởng xanh cacbon thấp của khu vực, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn tổng luận: 'KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH CACBON THẤP Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á'. Tài liệu này được dựa trên giả định rằng, tăng trưởng xanh cacbon thấp là một phương án lựa chọn bắt buộc, khả thi và hấp dẫn đối với các quốc gia đang phát triển châu Á. Trong một khu vực phụ thuộc mạnh vào các nguồn tài nguyên và năng lượng nhập khẩu, đối với các nền kinh tế mới nổi châu Á việc bắt tay vào áp dụng một mô hình phát triển mới được kỳ vọng sẽ mang lại khả năng cạnh tranh cho ngành công nghiệp và đáp ứng các thị trường công nghệ xanh đang gia tăng. Hy vọng rằng tổng quan này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong việc cân nhắc và đánh giá các lựa chọn chính sách cụ thể dựa trên cái nhìn tổng quan toàn diện về xúc tiến tăng trưởng xanh cacbon thấp trong khu vực châu Á - Thái bình dương. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 2 I. TĂNG TRƯỞNG XANH CACBON THẤP, CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH 1.1. Khái niệm và tính cấp thiết của tăng trưởng xanh cacbon thấp Biến đổi khí hậu, phát triển và xóa đói giảm nghèo Biến đổi khí hậu là ví dụ điển hình về những thách thức phát triển trong một thế giới vẫn còn bất bình đẳng cao nhưng ngày càng trở nên toàn cầu hóa. Bằng chứng về biến đổi khí hậu là quá rõ rệt và đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu quốc tế (ADB 2009; Stern 2007; UNFCCC 2007). Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự nóng lên 2oC sẽ dẫn đến những tổn thất tối thiểu ở các nước có thu nhập cao và GDP toàn cầu thiệt hại khoảng 1% (Stern 2007), nhưng có thể làm mất đi vĩnh viễn 6% thu nhập bình quân đầu người ở châu Á (ADB 2009). Các tổn thất chủ yếu bị chi phối bởi tính biến đổi gia tăng và các sự kiện thời tiết cực đoan ngày càng thường xuyên và dữ dội hơn (UNFCCC 2007). Dân nghèo thuộc khu vực mới nổi châu Á có thể phải gánh chịu một cách không tương xứng. Phần lớn xu hướng nóng lên quan sát thấy kể từ thời kỳ công nghiệp hóa là do những gia tăng phát tán khí nhà kính do con người gây ra (GHG), đặc biệt là khí dioxide cacbon (CO2), gây ra bởi các hoạt động như đốt nhiên liệu hóa thạch và những thay đổi về sử dụng đất. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trong báo cáo đánh giá đầu tiên của mình đã chỉ ra sự cần thiết phải giảm từ 60-80% lượng phát thải khí nhà kính hiện tại nếu muốn duy trì nồng độ như ở mức của năm 1990. Báo cáo đánh giá lầ ...

Tài liệu được xem nhiều: