Danh mục

Khuyến cáo về triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông để duy trì nhịp xoang

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 330.54 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết về chỉ định, khuyến cáo, biến chứng của triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông để duy trì nhịp xoang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khuyến cáo về triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông để duy trì nhịp xoang KHUYẾN CÁO VỀ TRIỆT ĐỐT RUNG NHĨ QUA ĐƯỜNG ỐNG THÔNG ĐỂ DUY TRÌ NHỊP XOANGChỉ định loại I1. Nếu lựa chọn phương thức kiểm soát nhịp, phương pháp triệt đốt RN qua đường ống thông làmột biện pháp hữu ích để điều trị RN kịch phát có triệu chứng, kháng trị hoặc không dung nạpvới ít nhất 1 thuốc chống loạn nhịp nhóm I hoặc nhóm III. (Mức độ bằng chứng A).2. Trước khi xem xét triệt đốt RN qua đường ống thông, cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ của thủthuật đối với từng BN. (Mức độ bằng chứng C).Chỉ định loại IIa1. Triệt đốt RN qua đường ống thông có thể chỉ định cho một số BN chọn lọc bị RN bền bỉ cótriệu chứng, kháng trị hoặc không dung nạp với ít nhất 1 thuốc chống loạn nhịp nhóm I hoặcnhóm III. (Mức độ bằng chứng A)2. Ở những BN tái phát nhiều cơn RN kịch phát có triệu chứng, có thể đặt ra chiến lược kiểmsoát nhịp từ đầu bằng phương pháp triệt đốt RN qua đường ống thông trước khi thử điều trị bằngthuốc chống loạn nhịp, nhưng cần thận trọng cân nhắc lợi ích và rủi ro giữa điều trị thuốc và thủthuật triệt đốt. (Mức độ bằng chứng B).Chỉ định loại IIb1. Nếu lựa chọn phương thức kiểm soát nhịp, triệt đốt RN qua đường ống thông có thể cân nhắcáp dụng cho những BN rung nhĩ dai dẳng kéo dài (> 12 tháng), có triệu chứng, kháng trị hoặckhông dung nạp với ít nhất 1 thuốc chống loạn nhịp nhóm I hoặc nhóm III. (Mức độ bằng chứngB).2. Nếu lựa chọn phương thức kiểm soát nhịp, triệt đốt RN qua đường ống thông có thể cân nhắcáp dụng cho những BN rung nhĩ bền bỉ có triệu chứng, trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốcchống loạn nhịp nhóm I hoặc nhóm III. (Mức độ bằng chứng C).Chỉ định loại III: có hại1. Triệt đốt RN qua đường ống thông không nên tiến hành trên những BN không thể điều trịthuốc chống đông trong và sau thủ thuật. (Mức độ bằng chứng C).2. Triệt đốt RN qua đường ống thông để phục hồi nhịp xoang không nên tiến hành với mục đíchduy nhất là để tránh việc phải uống thuốc chống đông. (Mức độ bằng chứng C).a. Lựa chọn bệnh nhânViệc quyết định điều trị RN bằng triệt đốt qua đường ống thông phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồmloại RN (RN cơn hay RN bền bỉ hay RN dài hạn), mức độ triệu chứng của cơn RN, bệnh tim cấutrúc kèm theo, nguy cơ biến chứng, nguyện vọng của BN và khả năng có thể áp dụng các biệnpháp khác mà không cần triệt đốt, ví dụ như kiểm soát tần số thất hoặc điều trị nội khoa bằngthuốc chống loạn nhịp. Một điểm quan trọng cần ghi nhận là phần lớn BN tham gia thử nghiệmtriệt đốt RN qua đường ống thông nói chung đều trẻ tuổi, khỏe mạnh, bị RN cơn có triệu chứng,đã điều trị ≥ 1 thuốc chống rối loạn nhịp. Tuy nhiên, chưa có đầy đủ các dữ kiện về tính an toànvà hiệu quả của triệt đốt RN qua đường ống thông ở các đối tượng BN khác, đặc biệt là các BNbị RN dai dẳng, BN cao tuổi và BN suy tim, kể cả bệnh cơ tim do rối loạn nhịp nhanh.Hai thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã được tiến hành ở những BN được lựa chọn chiếnlược kiểm soát nhịp từ đầu. Mục tiêu của hai thử nghiệm này là so sánh hiệu quả triệt đốt RNbằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông với điều trị thuốc chống loạn nhịp.Thử nghiệm RAAFT – II được tiến hành ở 127 BN (88% RN cơn) nhằm so sánh hiệu quả củakiểm soát nhịp bằng phương pháp triệt đốt RN qua đường ống thông với phương pháp dùngthuốc chống loạn nhịp. Thử nghiệm MANTRA- PAF được tiến hành ở 294 BN với mục tiêunghiên cứu tương tự. Sau thời gian theo dõi 24 tháng, có nhiều BN ở nhóm triệt đốt RN khôngcòn cơn RN hoặc có cơn RN nhưng không triệu chứng, và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơnnhóm điều trị nội khoa và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, gánh nặng RN tổngthể khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm và các biến chứng nặng đòi hỏi phải canthiệp gặp nhiều hơn ở nhóm triệt đốt. Dựa trên nền tảng các số liệu này, nếu lựa chọn phươngthức kiểm soát nhịp cho BN thì phương pháp triệt đốt RN bằng năng lượng sóng có tần số radioqua đường ống thông có thể cân nhắc như là điều trị khởi đầu ở một số BN chọn lọc trước khithử dùng thuốc chống loạn nhịp.b. Tái phát sau triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thôngTái phát RN sau triệt đốt qua đường ống thông thường xảy ra trong 3 tháng đầu và không tránhkhỏi ảnh hưởng đến kết quả dài hạn. Tái phát RN làm tăng tỷ lệ thất bại của thủ thuật và tăng tỷlệ tái nhập viện. Do đó, khi RN tái phát sớm sau triệt đốt, nên cân nhắc chuyển nhịp lại bằngthuốc hơn là thực hiện ngay thủ thuật đốt lại. Có thể cân nhắc chuyển nhịp lại ở các BN tái phátRN bền bỉ sau khi đã được triệt đốt RN qua đường ống thông. RN tái phát sau 3 tháng thường làbiểu hiện của sự phục hồi dẫn truyền điện học giữa tĩnh mạch phổi và nhĩ trái và có thể cần phảicô lập lại tĩnh mạch phổi bằng triệt đốt hoặc bắt đầu lại thuốc chống loạn nhịp. Nhiều trung tâmbáo cáo RN tái phát muộn > 1 năm sau triệt đốt.c. Liệu pháp chống đông quanh thủ thuật triệt đốtDo thủ thuật tri ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: