Danh mục

Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.02 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm thế nào để kiểm toán nội bộ giúp các doanh nghiệp niêm yết hoạt động tốt hơn? Làm thế nào kiểm toán nội bộ giúp các doanh nghiệp dự đoán, phòng ngừa rủi ro và kiểm soát bộ máy kinh doanh hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định? Bài viết này tập trung phân tích và làm rõ thực trạng và đưa ra giải pháp, tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp niêm yết một cách có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Thái Thị Nho, Ngô Ngọc Nguyên Thảo Khoa Kế Toán  Tài chính  Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Kiểm toán nội bộ chiếm lĩnh vị trí rất quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên có một thực tế hiện nay là hầu hết các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ và chức năng của kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết. Trong những năm vừa qua, chúng ta chứng kiến không ít vụ bê bối về gian lận tài chính, cũng như hàng loạt vấn đề trong công tác quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết, gây ra nhiều thiệt hại cho cổ đông. Phần lớn đều bắt nguồn từ những yếu kém và thiếu sót trong công tác quản trị doanh nghiệp. Làm thế nào để kiểm toán nội bộ giúp các doanh nghiệp niêm yết hoạt động tốt hơn? Làm thế nào kiểm toán nội bộ giúp các doanh nghiệp dự đoán, phòng ngừa rủi ro và kiểm soát bộ máy kinh doanh hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định? Bài viết này tập trung phân tích và làm rõ thực trạng và đưa ra giải pháp, tổ chức thực hiện KTNB trong các DN niêm yết một cách có hiệu quả. Từ khóa: DN niêm yết, giải pháp, hiệu quả, KTNB, thực trạng. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề KTNB là một công cụ kiểm soát thiết yếu, giúp các nhà quản lý Kinh tế - Tài chính đánh giá và điều chỉnh chiến lược hoạt động, chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, là một công cụ kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), qua đó đảm bảo an toàn về tài sản, hạn chế các tiêu cực, đảm bộ độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính. Hiện nay, các DN Việt Nam nói chung và các DN niêm yết nói riêng việc tổ chức KTNB vẫn chưa được coi trọng, có rất ít các DN tổ chức thành lập bộ phận KTNB hoặc việc tổ chức còn mang tính hình thức chưa đúng với bản chất, chức năng của KTNB. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng kiểm toán nội bộ tại các DN niêm yết và qua đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện KTNB tại các DN niêm yết là cần thiết để giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, phòng ngừa rủi ro và kiểm soát bộ máy kinh doanh hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định. 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu các tài liệu liên quan, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những thông tin thu được về doanh nghiệp niêm yết, thực trạng kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp niêm yết… Trên cơ sở đó viết cơ sở lý luận cho đề tài, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, xây dựng giải pháp cho vấn đề cần nghiên cứu. 353 2. NỘI DUNG 2.1. Kiểm toán nội bộ là gì? Về mặt học thuật, có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán nội bộ, tuy nhiên phổ biến và được công nhận rộng rãi thì Kiểm toán nội bộ là sự đảm bảo mục tiêu một cách độc lập và các hoạt động tư vấn để làm tăng giá trị và cải thiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị. Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế, “KTNB là hoạt động đánh giá được lập ra trong DN như là một dịch vụ cho DN, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”. Theo Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa kỳ thì KTNB là hoạt động đánh giá tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá một cách hệ thống và cải tiến tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro. Theo Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh, KTNB là hoạt động kiểm tra và đánh giá được thiết lập trong một tổ chức nhằm mục đích quản trị nội bộ đơn vị. KTNB có chức năng kiểm tra, đánh giá sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo các nguyên tắc quản trị DN của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, hội đồng quản trị chịu trách nhiệm định hướng và giám sát việc DN có một hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ hiệu quả. Việc định hướng và giám sát được thực hiện thông qua các ủy ban chức năng thuộc hội đồng quản trị. Theo thông lệ quốc tế, KTNB là một chức năng trực thuộc ủy ban kiểm toán. Đây là một ủy ban giám sát của hội đồng quản trị, gồm các thành viên chuyên trách của HĐQT. Theo mô hình quản trị của Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ, Ủy ban Kiểm toán là cơ quan phê duyệt điều lệ của KTNB, phê duyệt việc bổ nhiệm và miễn nhiệm trưởng KTNB, phê duyệt kế hoạch kiểm toán hàng năm, cùng với trưởng KTNB rà soát ngân sách KTNB, kế hoạch nhân sự, các hoạt động cũng như mô hình tổ chức của KTNB. Định nghĩa về KTNB có thể được các tổ chức diễn đạt khác nhau, song về cơ bản KTNB có thể được hiểu là một hoạt động độc lập có chức năng, kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn nhằm trợ giúp cho nhà quản lý, cải thiện các hoạt động của một tổ chức bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật kiểm toán. 2.2. Chức năng của kiểm toán nội bộ là gì? Các quan điểm trước đây cho rằng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên quan điểm của kiểm toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Có thể thấy, kiểm toán nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: