Thông tin tài liệu:
Đầu năm 2011, trước thực trạng tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, thực hiện nghị quyết của Chính phủ, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã triển khai tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông”.Trong tuyến bài này, các phóng viên, cộng tác viên của Tuổi Trẻ đã thực hiện nhiều bài viết nêu thực trạng và tìm những giải pháp nhằm ngăn chặn thảm họa giao thông. Riêng Hoàng Khương với trách nhiệm của một phóng viên, đã thực hiện nhiều bài điều tra trong tuyến bài này,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm tra: Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệpHọ và tên: Phùng Thị TrangLớp: Truyền hình K32 A1Kiểm tra: Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp Điểm Lời phêTìm hiểu về vụ việc của nhà báo Hoàng KhươngI. Tường thuật sự việcĐầu năm 2011, trước thực trạng tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng, gâybức xúc trong dư luận xã hội, thực hiện nghị quyết của Chính phủ, ban biên tậpbáo Tuổi Trẻ đã triển khai tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông”.Trong tuyến bài này, các phóng viên, cộng tác viên của Tuổi Trẻ đã thực hiệnnhiều bài viết nêu thực trạng và tìm những giải pháp nhằm ngăn chặn thảm họagiao thông. Riêng Hoàng Khương với trách nhiệm của một phóng viên, đã thựchiện nhiều bài điều tra trong tuyến bài này, trong đó có bài “CSGT giải cứu xeđua trái phép” (Tuổi Trẻ ngày 10-7-2011).Trong bài viết trên, phóng viên Hoàng Khương phản ánh trường hợp của TrầnVăn Hòa - một thanh niên sử dụng xe máy “độ” chạy xe lạng lách đánh võng bịCông an Q.Bình Thạnh tạm giữ xe trong đợt truy quét “bão đêm” quy mô lớn.Trong khi liên hệ giải quyết một vụ “chạy” xe vi phạm khác, Tôn Thất Hòa đãgợi ý “giải cứu” chiếc xe máy của Trần Văn Hòa và được Huỳnh Minh Đứcđồng ý. Sau đó, Đức đã nhận 15 triệu đồng và trả xe vi phạm.Ngày 28-11-2011, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP có văn bản gửi báoTuổi Trẻ và Cục Báo chí (Bộ Thông tin - truyền thông) đề nghị “kiểm điểm vàthu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương”. Ban biên tập báoTuổi Trẻ đã kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên HoàngKhương khi thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.Theo tường trình của Hoàng Khương, khi thực hiện bài viết trên, phóng viên đãcó sơ suất về nghiệp vụ khi can dự vào quá trình chung chi cho ông Huỳnh MinhĐức nhằm tìm kiếm bằng chứng về hành vi tiêu cực. Ban biên tập báo Tuổi Trẻđã kỷ luật khiển trách và tạm đình chỉ công tác đối với Hoàng Khương.Theo quyết định của Cơ quan cảnh sát điều tra, phóng viên Hoàng Khương bịkhởi tố do có hành vi thông qua Tôn Thất Hòa (đã bị bắt giam trước đó) để đưa15 triệu đồng cùng các biên bản vi phạm hành chính, giấy chứng nhận đăng kýxe môtô... cho Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ CSGT của Công an Q.BìnhThạnh, cũng đã bị bắt giam) để giải quyết xe vi phạm giao thông trái quy định.Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sưPhan Trung Hoài - trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài, và luật sư PhanĐức Linh - Đoàn luật sư TP.HCM - tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viênHoàng Khương ngay từ khi xảy ra vụ việc. Luật sư Phan Trung Hoài đã chứngkiến quá trình khám xét tại nhà riêng của Hoàng Khương trưa 2-1.II. Phân tíchVề vụ việc của nhà báo Hoàng Khương có rất nhiều ý kiến trái chiều. Sự kiệnHoàng Khương bị bắt, chiều 2-1-2012, đã trở thành một trong những trường hợpđiển cứu liên quan đến đạo lý và pháp lý trong nghề báo. Từ một hành vi cụ thể- thông qua hai người môi giới, Hoàng Khương đưa 15 triệu cho thượng úyHuỳnh Minh Đức để lấy chiếc xe mô tô bị công an tạm giữ vì “đua xe trái phép”- có hai khả năng xảy ra: Hoàng Khương đưa hối lộ rồi “lợi dụng cương vị củamình để viết bài”; Hoàng Khương đã gài bẫy để làm lộ ra đường dây hối lộ.1. Phía bên việm kiểm sát:Vị đại diện VKS lập luận, sau khi Khương và Tôn Thất Hòa nhờ cảnh sát Đứclấy xe đi bão của Trần Minh Hòa, ngay hôm sau Khương đã có bài viết đăngtrên báo Tuổi Trẻ với tiêu đề “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”. Nhưng do giấy tờ xeĐức vẫn còn giữ và để lấy được thì phải đưa thêm 3 triệu đồng. Thấy sự việckhông theo ý mình nên nhiều ngày sau Khương đã viết tiếp bài báo “CSGT giảicứu xe vi phạm”.Khương đã lợi dụng tư cách nhà báo, cùng lúc nắm được quan hệ tiêu cực củaĐức và Tôn Thất Hòa để lấy chiếc xe cho Trần Minh Hòa, bạn của Đông Anh,em vợ Khương, VKS nêu.VKS cũng cho rằng, nếu thực sự chỉ vì mục đích viết bài thì Khương hoàn toàncó thể nói cho Hòa, Đông Anh biết việc làm của mình trước và việc tác nghiệpđã dễ dàng hơn nhiều. Hơn nữa, tại cơ quan điều tra, ban đầu Khương hoàntoàn không khai rằng hành vi của mình là nằm trong hoạt động tác nghiệp viếtbài. Mà sau này khi cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ thì bị cáo mới khai là đangthực hiện các loạt bài viết theo yêu cầu của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, VKSbuộc tội.Cơ quan công tố cũng ghi nhận những bài báo tích cực của Hoàng Khương trướcđó trong việc chống các tệ nạn xã hội. Nhưng trong trường hợp của vụ án này,bị cáo Khương đã vi phạm pháp luật chứ không phải sai sót khi thực hiệnnghiệp vụ báo chí. Với kinh nghiệm 15 năm làm báo, bị cáo phải biết đượctheo luật báo chí phạm vi tác nghiệp của mình như thế nào. Tôi cho rằng bị cáođã không tuân thủ pháp luật, vị đại diện VKS nêu.Ngoài ra VKS còn cho rằng, nếu việc đưa tiền cho CSGT Đức là nhằm mụcđích viết bài thì phải báo cáo sự việc này với cơ quan chủ quản. Mặc dù báoTuổi Trẻ đã có công văn khẳng định Hoàng Khương đang thực hiện loạt đề tàiđược giao ...