Danh mục

Kiến thức bản địa của cộng đồng người Thái, tỉnh Sơn La trong khai thác, sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.35 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ xa xưa, cộng đồng người Thái sống ở vùng núi rừng Tây Bắc nói chung, ở tỉnh Sơn La nói riêng có nhiều kinh nghiệm về sử dụng các sản phẩm lấy từ rừng nhất là lâm sản ngoài gỗ như măng rừng, rau rừng, củ, quả rừng để làm thực phẩm, một số sản phẩm được dùng làm thuốc như quả Sơn tra, Đảng sâm, Hà thủ ô… Một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ mà cộng đồng người Thái ở Sơn La sử dụng nhiều, đó là sản phẩm lấy từ cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức bản địa của cộng đồng người Thái, tỉnh Sơn La trong khai thác, sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.90-96 KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI, TỈNH SƠN LA TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY MẮC KHÉN (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.) Phạm Đức Thịnh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Từ xa xưa, cộng đồng người Thái sống ở vùng núi rừng Tây Bắc nói chung, ở tỉnh Sơn La nói riêng có nhiều kinh nghiệm về sử dụng các sản phẩm lấy từ rừng nhất là lâm sản ngoài gỗ như măng rừng, rau rừng, củ, quả rừng để làm thực phẩm; một số sản phẩm được dùng làm thuốc như quả Sơn tra, Đảng sâm, Hà thủ ô… Một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ mà cộng đồng người Thái ở Sơn La sử dụng nhiều, đó là sản phẩm lấy từ cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC). Từ khóa: Kiến thức bản địa, Mắc khén, người Thái, Sơn La. 1. Đặt vấn đề Núi rừng Tây Bắc là nơi cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống con người, bao gồm cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ, rừng ở đây rất đa dạng về thành phần và số lượng loài. Nhiều loài gỗ có giá trị như: Pơ mu, Du sam, Đinh, Lim, Táu, Mật và nhiều loài cây có hoa quả dùng làm dược liệu, hương liệu như: Giổi, Sơn tra, Mắc khén... Trong đó, cây Mắc khén là loài cây phân bố rải rác trong các khu rừng tự nhiên. Đây là một loài cây gỗ nhỡ, sinh truởng nhanh, đặc biệt quả Mắc khén có mùi thơm rất đặc trưng, được dùng làm gia vị thiết yếu trong sinh hoạt của người dân [1, 4]. Cộng đồng người Thái ở Sơn La có khoảng 572.441 người chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh với khối lượng kiến thức bản địa về sử dụng các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ nói chung rất phong phú, và một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ mà cộng đồng người Thái ở Sơn La sử dụng nhiều, đó là sản phẩm lấy từ cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC). Sản phẩm lấy từ cây Mắc khén được cộng đồng người Thái sử dụng nhiều trong các món ẩm thực, Mắc khén là một loại gia vị đặc trưng riêng của đồng bào vùng Tây Bắc [5]. Do cộng đồng người Thái thường xuyên sử dụng hạt Mắc khén nên kiến thức về Mắc khén rất phong phú. Vì vậy, phát triển kiến thức trong sử dụng Mắc khén là góp phần giữ gìn những đặc trưng và bản sắc dân tộc, thông qua đó, giáo dục và truyền lại cho thế hệ sau. Hiện nay, những kiến thức, hiểu biết về cách sử dụng các sản phẩm từ Mắc khén đang dần mất đi. Do vậy, việc tìm hiểu kiến thức về sử dụng Mắc khén là tất yếu và cần thiết. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Kiến thức bản địa về sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén của cộng đồng người Thái tại một số huyện thuộc tỉnh Sơn La (Thuận Châu, Mai Sơn, Mộc Châu). Ngày nhận bài: 13/9/2018. Ngày nhận đăng: 11/10/2018. Liên lạc: Phạm Đức Thịnh, e-mail: phamducthinh.tbu@gmail.com 90 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa số liệu: Điều kiện tự nhiên, điều kiện dân sinh kinh tế tại khu vực nghiên cứu, các báo cáo chuyên môn… - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Theo các phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học Gary J. Martin (2002) [6]: Phương pháp RRA (RRA- Rurla RapidAppraisal - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn); Phương pháp PRA (PRA - Participatory Rural Appraisal - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này để thu thập thông tin.Đối tượng lựa chọn phỏng vấn: Hộ gia đình, những người tham gia vào việc khai thác và sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén. - Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp này thực hiện các công việc như quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh, khai thác các nguồn tư liệu, thống kê lập phiếu điều tra. - Thống kê, xử lý và tính toán các số liệu điều tra, phiếu phỏng vấn bằng phần mềm Excell. 3. Kết quả nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu kiến thức bản địa về sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén của cộng đồng người Thái tại một số huyện thuộc tỉnh Sơn La, nhóm nghiên cứu nhận thấy người dân hầu hết sử dụng các sản phẩm là quả và hạt Mắc khén. Chính vì vậy, trong kết quả nghiên cứu chủ yếu là kiến thức của người dân trong sử dụng các sản phẩm từ quả và hạt của cây Mắc khén. 3.1. Kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản quả Mắc khén 3.1.1. Nguồn gốc sản phẩm Cây Mắc khén mọc rải rác tự nhiên trong rừng, bìa rừng trên nương rẫy, chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định. Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi thu thập được tại các điểm nghiên cứu thuộc các xã Mường É và Phỏng Lập (huyện Thuận Châu), xã Chiềng Mai và Chiềng Kheo (huyện Mai Sơn) và xã Tân Xuân (huyện Mộc Châu) nơi có cây Mắc khén phân bố, thì các hộ có cây thu hái quả Mắc khén từ cây mọc tự nhiên trên đất rừng, đất nương rẫy của họ hoặc cây được trồng trong vườn nhà, trồng trên nương nhưng số lượng không nhiều. Chủ yếu là những cây mọc trên nương rẫy gần bìa rừng của người dân và được người dân bảo quản để khai thác quả. Có một số hộ đã đi sưu tầm cây con về trồng trên nương hoặc trong vườn nhà. Còn những hộ không có cây thì mua quả tươi với số lượng từ 1-10kg về phơi khô, bảo quản để sử dụng dần. 3.1.2. Kỹ thuật khai thác Theo như phỏng vấn được từ những hộ có cây Mắc khén, phương pháp thu hái quả mắc khén rất đơn giản, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của người dân bản địa, đặc biệt là dân tộc Thái thường sử dụng một số phương pháp như: 91 Đối với những cây thấp hoặc cành thấp dùng sào dài có móc hoặc gắn liềm hái để kéo gãy đầu cành nhỏ có chùm quả Mắc khén xuống. Tuy nhiên, phương pháp này hiệu quả thu hái quả không cao, vì những cành quá cao không thể thu hái triệt để, tỷ lệ quả rơi rụng cao. Đối với những cây to phân cành cao, do cây ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: