197. Kỹ thuật CT chẩn đoán bệnh như thế nào? Từ sau khi tia X. được nhà vật lý Lơnxin phát hiện, nó đã phát huy tác dụng to lớn trong y học; đặc biệt, từ khi xuất hiện kỹ thuật chụp CT thì hiệu lực chẩn đoán của nó càng như "hổ được thêm cánh". Tên gọi đầy đủ của CT là kỹ thuật quét lớp tia X của máy tính điện tử. Kỹ thuật này ra đời năm 1972, đến nay đã thay đổi 4 đời máy. Sự ứng dụng kỹ thuật CT đã làm cho phương thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KIẾN THỨC TỔNG HỢP VỀ CƠ THỂ NGƯỜI MƯỜI VẠN CÂU HỎI VỀ CƠ THỂ NGƯỜI197. Kỹ thuật CT chẩn đoán bệnh như thế nào?Từ sau khi tia X. được nhà vật lý Lơnxin phát hiện, nó đã phát huy tác dụng to lớn trongy học; đặc biệt, từ khi xuất hiện kỹ thuật chụp CT thì hiệu lực chẩn đoán của nó càng nhưhổ được thêm cánh.Tên gọi đầy đủ của CT là kỹ thuật quét lớp tia X của máy tính điện tử. Kỹ thuật này rađời năm 1972, đến nay đã thay đổi 4 đời máy. Sự ứng dụng kỹ thuật CT đã làm chophương thức chẩn đoán bằng tia X chuyển lên một bước nhảy vọt. Trước kia, người tachưa thể dùng kỹ thuật X-quang để kiểm tra những vị trí nằm sâu trong các nội tạng.Ngày nay, kỹ thuật CT đã có thể tiến hành kiểm tra được bệnh tình ở những vị trí bị chekhuất đó. Có thể nói sự phát minh kỹ thuật CT là tiến bộ lớn nhất của lĩnh vực y họcphóng xạ kể từ ngày phát hiện tia X-quang đến nay.Đầu tiên, kỹ thuật CT được ứng dụng để chẩn đoán các bệnh về não, tỷ lệ chẩn đoánchính xác đối với các khối u não đạt từ 95% trở lên. Nó chẩn đoán rất chính xác đối vớichứng phù não. Kỹ thuật CT phân biệt hiệu quả bệnh trúng phong do xuất huyết não vàbệnh trúng phong do não thiếu máu; bởi vì ảnh CT não xuất huyết có mật độ thay đổi rấtcao, còn ảnh CT não thiếu máu thì mật độ rất thấp.Cùng với sự cải tiến và không ngừng hoàn thiện, thiết bị chụp CT được dùng rộng rãitrong việc chẩn đoán các bệnh ở lồng ngực, bụng, xoang chậu, cột sống và tứ chi. Ví dụ,việc dùng kỹ thuật CT kiểm tra phần ngực có thể giúp phát hiện bệnh lao phổi, phổi phùnước, phổi bị khối u và màng ngực, các bệnh ở hoành cách mô. Nó còn có thể giúp ta tìmhiểu các thời kỳ và hướng phát triển của khối u. Điều đó đối với phương án điều trị chínhxác rất có giá trị.Gan là một cơ quan đặc và lớn, khó chẩn đoán bệnh bằng phương pháp chụp X-quang.Với kỹ thuật CT, các khối u, các túi viêm, túi mủ trong gan thể hiện rất rõ ràng.Việc dùng kỹ thuật CT để chẩn đoán bệnh ở tuyến tụy có giá trị thực dụng rất lớn, vìtuyến tụy nằm sâu trong khoang bụng, kỹ thuật chụp chiếu X-quang hoặc siêu âm rất khóhiện rõ; còn CT có thể phát hiện được rất sớm những khối u, chứng viêm cấp tính và cácbệnh khác ở tuyến tụy.Ngoài ra, việc dùng kỹ thuật CT để kiểm tra xoang chậu cũng có thể chẩn đoán buồngtrứng có khối u, khối u tử cung và các bệnh ở bàng quang, tuyến tiền liệt. Với cột sống,tủy sống và tứ chi, kỹ thuật này thể hiện rất rõ các tổ chức phần mềm như cơ thăn vànhững cơ khác chung quanh cột sống, từ đó mà có được những tư liệu chẩn đoán.198. Chiếu X-quang có hại cho sức khỏe không?Chiếu X-quang là một biện pháp được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị. Khikiểm tra sức khỏe, bác sĩ thường dùng X-quang để chiếu phần ngực. Khi hệ thống tiêuhóa, hệ thống tim mạch và hệ thống xương có bệnh, bác sĩ cũng thường dùng X-quangkiểm tra.Có một số người khi kiểm tra X-quang thường lo lắng sức khỏe có bị tổn hại không? Vìtia X-quang có tác dụng sát thương nhất định đối với tế bào sinh vật nên cơ thể sau khichiếu X-quang cũng sẽ có những phản ứng sinh lý nhất định. Chiếu X-quang quá mạnh sẽgây tổn hại đối với các tổ chức, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, thậm chí gây nguyhiểm cho tính mạng. Nhưng chiếu X-quang đúng mức thì sẽ không ảnh hưởng đến sứckhỏe, vì lượng phóng xạ khi chiếu rất nhỏ, chỉ hạn chế trong phạm vi an toàn. Nếu cầnphải chụp ảnh hoặc chiếu lại, bác sĩ cũng sẽ xét đến thời gian phân cách giữa hai lần (đặcbiệt là khi ngẫu nhiên chiếu phần ngực hoặc kiểm tra dạ dày, đường ruột, chụp ảnh xươnghoặc mạch máu). Đồng thời, để tăng cường bảo vệ, cho dù chiếu kiểm tra hay chữa trị, ởnhững bộ phận không cần thiết phải chiếu (đặc biệt là ở những tổ chức nhạy cảm), bác sĩđều dùng tấm chì hoặc tấm cao su chứa chì để che chắn. Hơn nữa, họ cố gắng chiếu trongthời gian ngắn nhất. Cho nên khi chiếu X-quang, bạn không cần phải lo lắng.199. Vì sao máy tính có thể chẩn đoán được một số bệnh?Ngày nay, trong lĩnh vực kỹ thuật cao, máy tính không nh ững dùng để tính toán mà còncó một vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có chẩn đoán bệnh.Nhiều người có thể sẽ nghi ngờ điều này vì họ cho rằng, nếu máy tính có thể khám bệnhthì cần gì đến bác sĩ nữa? Thực ra, máy tính chỉ là một loại máy móc, cần có con ngườiđiều khiển; hơn nữa, trình tự chẩn đoán của nó cũng là do bác sĩ thiết kế nên. Tóm lại, dùmáy móc tiên tiến đến bao nhiêu thì điều quyết định vẫn là con người, máy tính khámbệnh cũng không ngoài nguyên lý đó.Vì sao máy tính có thể chẩn đoán được một số bệnh? Điều này phải bắt đầu nói vềnguyên lý làm việc của máy tính. Trước hết, người ta phải xây dựng cho máy tính mộtkho bệnh án, tức là bác sĩ phải lập các dạng chứng bệnh, các kết quả thí nghiệm và đưa ranhững phương án chữa trị tương ứng rồi đưa trình tự đó vào máy tính. Khi bệnh nhân đếnkhám, chỉ cần cho vào máy tính những dữ liệu (như triệu chứng bệnh, kết quả thínghiệm), máy tính sẽ căn cứ những chỉ tiêu này tự động tìm kiếm trong kho bệnh án đểtìm ra bệnh ...