Danh mục

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phối hợp đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và vận dụng tại Việt Nam hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 797.48 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước có uy tín trên thế giới về phối hợp trong đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sử dụng lao động, qua đó đề xuất phương hướng vận dụng có hiệu quả các kinh nghiệm tiên tiến, phù hợp trong đào tạo nghề nghiệp tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phối hợp đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và vận dụng tại Việt Nam hiện nay VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(11), 59-64 ISSN: 2354-0753 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP VÀ VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Nguyễn Văn Tuân Email: tuannv@daihocthudo.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 30/3/2023 Cooperation between vocational education institutions and employers in the Accepted: 25/4/2023 process of training and employment is an obvious need derived from the Published: 05/6/2023 interests of both sides. This cooperation is supposed to help the trainee fulfill the requirements of the labor market, reduce training costs and enhance Keywords economic efficiency, and guarantee students’ immediate participation in Cooperation, cooperation in production activities upon graduation. At the same time, this cooperation can training, education also help to exploit the strengths of each party to the fullest extent in the institutions, vocational human resource training process. Stemming from the above importance of education institution, this cooperation, the article studies the experience of some prestigious employers countries in the world concerning the purposes, content, methods, forms and processes of cooperation in training between vocational education institutions and employers, thereby proposing a solution to effectively apply advanced and appropriate experience in vocational education institutions in Vietnam nowadays. 1. Mở đầu Phối hợp trong đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và các cơ sở sử dụng lao động là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Phối hợp trong đào tạo tạo ra được mối quan hệ gắn kết giữa cơ sở đào tạo và nơi sử dụng, qua đó huy động được tối đa các nguồn lực để nâng cao hiệu quả đào tạo. Phối hợp trong đào tạo cũng góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo người lao động, giúp người lao động (HS các cơ sở GDNN) có cơ hội cọ xát với môi trường nghề nghiệp thực tiễn tạo ra năng lực thích ứng, tích cực, chủ động để có việc làm sau khi được đào tạo tại cơ sở GDNN. Nguyễn Văn Tuân (2013) cho rằng: các cơ sở GDNN với tư cách là nơi đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho các cơ sở sử dụng lao động. Tuy nhiên, do hoạt động trong cơ chế thị trường, các cơ sở GDNN phải tuân thủ một nguyên tắc chung là sản phẩm đào tạo phải đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động vốn rất khắt khe và đa dạng, mà biểu hiện đầu tiên chính là sự tiếp nhận của thị trường đối với những HS tốt nghiệp. Một cơ sở GDNN không thể được coi là “có uy tín” khi mà phần lớn HS hàng năm ra trường lại không có việc làm. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội, các cơ sở GDNN bên cạnh việc nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, còn phải nắm bắt nhu cầu lao động của nền kinh tế để kịp thời điều chỉnh cơ cấu, chỉ tiêu đào tạo một cách hợp lí. Các cơ sở sử dụng lao động Việt Nam hiện nay lại đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có tay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại toàn cầu hóa. Thông thường, để giải quyết bài toán thiếu lao động, các cơ sở sử dụng lao động phải tìm kiếm lao động trên thị trường, mà con đường chủ yếu và phổ biến nhất là thông qua các hội chợ việc làm, thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng... Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận những mặt tích cực của nó, nhưng đối với các cơ sở sử dụng lao động thì chắc chắn đó không thể là con đường tối ưu. Bởi lẽ, thông qua các kênh tuyển lao động đó trong những năm gần đây cho thấy, mặc dù thị trường lao động không hề thiếu nguồn nhân lực có đầy đủ các bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, song hầu hết các cơ sở sử dụng lao động đều khó tìm được những lao động vừa ý theo yêu cầu về sản xuất của cơ sở mình hoặc nếu có tuyển dụng được thì các cơ sở sử dụng lao động cũng phải bỏ ra một khoản thời gian và một lượng kinh phí lớn để đào tạo lại mới có thể sử dụng được. Hiện nay, công tác đào tạo trong hệ thống GDNN đang ngày càng được chú trọng ở Việt Nam. Để nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN, Việt Nam đã và đang tăng cường việc học tập kinh nghiệm trong công tác đào tạo và phối hợp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: