![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kinh nghiệm một số nước Châu Á về xây dựng chính sách và phát triển công nghiệp quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 286.03 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nhìn nhận, đánh giá kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến để chỉ rõ những bài học cho Việt Nam trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển công nghiệp là điều hết sức cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm một số nước Châu Á về xây dựng chính sách và phát triển công nghiệp quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam 148 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Lê Thanh Hà* TÓM TẮT: Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Tình hình trong nước và quốc tế cho thấy có nhiều điều kiện thuận lợi song cũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức đối với tiến trình phát triển công nghiệp của Việt Nam. Trong điều kiện đó, việc nhìn nhận, đánh giá kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến để chỉ rõ những bài học cho Việt Nam trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển công nghiệp là điều hết sức cần thiết. Từ khóa: chính sách công nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0 ABSTRACT: Vietnam has been experienced a wide range of robust changes in line with the context of The Fourth Industrial Revolution. Both domestic and world-wide practices recently have shown that advantages and challenges going parallely with the development progress of Industry sector in Vietnam. Therefore, it is essential to consider and assess the involvement and gained lessons of advanced countries in order to obviously determine the tasks in facilitating and implementing the industry development policies of Vietnam Key words: Industry Policy, The Fourth Industrial Revolution 1. SƠ LƯỢC VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP Chính sách công nghiệp hay chính sách phát triển công nghiệp là một thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau và có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Chẳng hạn, OECD (1975) cho rằng, chính sách công nghiệp là những chính sách có liên quan tới việc thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả ngành công nghiệp [9]. Krugman và Obstfeld (1991) lại quan niệm rằng, chính sách công nghiệp là một nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích các nguồn lực vào các lĩnh vực cụ thể mà quan điểm của chính phủ là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai [6]. Đến năm 2013, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, OECD đưa ra một định nghĩa mới mà hiện nay được nhiều chuyên gia kinh tế cũng như các quốc gia sử dụng, theo đó, một cách tổng hợp thì chính sách công nghiệp là bất kỳ chính sách can thiệp của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thay đổi cấu trúc của hoạt động kinh tế hướng đến ngành, công nghệ và những nhiệm vụ của chính sách được kỳ vọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng phúc lợi xã hội [10]. 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP 2.1. Chính sách công nghiệp quốc gia Nhật Bản Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển không chỉ ở trong khu vực châu Á mà còn * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Lê Thanh Hà. Tel.: +84989150498. E-mail address: thanhha75hvtc@gmail.com HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 149 trên cả thị trường quốc tế. Kinh tế Nhật Bản nhiều năm liền giữ vị trí thứ hai thế giới và chỉ mới bị Trung Quốc vượt qua là do có chính sách đầu tư vào ngành công nghiệp một cách hợp lý với rất nhiều các bước đi tương thích trong từng thời kỳ: - Ngay từ những năm 1960, với việc xác định rõ quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách “tái cơ cấu công nghiệp”, điều chỉnh cơ bản cơ cấu công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển những ngành có hàm lượng trí tuệ cao, tiêu tốn ít nguyên liệu và lao động sống, tập trung phát triển nền công nghiệp theo chiều sâu. Những ngành công nghiệp được ưu tiên trong giai đoạn này gồm: công nghiệp công nghệ cao về vi mạch, máy tính, robot; ngành lắp ráp tiên tiến như sản xuất lắp ráp máy bay, máy tự động hóa; ngành thiết kế thời trang; ngành phân phối và xử lý thông tin. - Song song với định hướng sử dụng tiết kiệm tài nguyên, Chính phủ Nhật thực hiện điều chỉnh, tổ chức lại một số ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, thép, hóa dầu, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp trong một ngành sáp nhập, liên kết và hợp tác lẫn nhau. Chính phủ thông qua “Luật ổn định công nghiệp” và “Luật hoàn thiện cơ cấu”, từ đó, thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu công nghiệp cả cấp liên ngành và nội bộ ngành; hướng tới việc thu hẹp các hoạt động như tinh chế nhôm, đóng tàu, phân hóa học và thực hiện phát triển các mặt hàng có hàm lượng khoa học công nghệ cao. - Trong hơn 50 năm qua, Chính phủ Nhật Bản còn đề ra và thực hiện chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật trên cơ sở chuyển từ vay mượn, mua bản quyền công nghệ của nước ngoài sang tự đảm bảo những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật trên nền tảng khoa học công nghệ của Nhật Bản. Nước này đã chú trọng vào đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, chế tạo và thử nghiệm, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhận bỏ vốn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R & D). - Điểm nổi bật trong chính sách công nghiệp quốc gia Nhật Bản là tính linh hoạt nhằm đáp ứng với những thay đổi của môi trường kinh tế, môi trường khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Chính phủ Nhật Bản cũng đặt chính sách công nghiệp quốc gia trong mối quan hệ hữu cơ với các chính sách tổng thể về kinh tế, xã hội như chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách lao động và việc làm, chính sách thương mại… - Năm 2013, trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, Nhật Bản đã từng bước triển khai các chính sách ddeer thúc đẩy CMCN 4.0. Trong năm này, “Chiến lược toàn diện cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạp đã được Nhật Bản đưa ra, trong đó tập trung thúc đẩy thông m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm một số nước Châu Á về xây dựng chính sách và phát triển công nghiệp quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam 148 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Lê Thanh Hà* TÓM TẮT: Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Tình hình trong nước và quốc tế cho thấy có nhiều điều kiện thuận lợi song cũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức đối với tiến trình phát triển công nghiệp của Việt Nam. Trong điều kiện đó, việc nhìn nhận, đánh giá kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến để chỉ rõ những bài học cho Việt Nam trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển công nghiệp là điều hết sức cần thiết. Từ khóa: chính sách công nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0 ABSTRACT: Vietnam has been experienced a wide range of robust changes in line with the context of The Fourth Industrial Revolution. Both domestic and world-wide practices recently have shown that advantages and challenges going parallely with the development progress of Industry sector in Vietnam. Therefore, it is essential to consider and assess the involvement and gained lessons of advanced countries in order to obviously determine the tasks in facilitating and implementing the industry development policies of Vietnam Key words: Industry Policy, The Fourth Industrial Revolution 1. SƠ LƯỢC VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP Chính sách công nghiệp hay chính sách phát triển công nghiệp là một thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau và có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Chẳng hạn, OECD (1975) cho rằng, chính sách công nghiệp là những chính sách có liên quan tới việc thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả ngành công nghiệp [9]. Krugman và Obstfeld (1991) lại quan niệm rằng, chính sách công nghiệp là một nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích các nguồn lực vào các lĩnh vực cụ thể mà quan điểm của chính phủ là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai [6]. Đến năm 2013, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, OECD đưa ra một định nghĩa mới mà hiện nay được nhiều chuyên gia kinh tế cũng như các quốc gia sử dụng, theo đó, một cách tổng hợp thì chính sách công nghiệp là bất kỳ chính sách can thiệp của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thay đổi cấu trúc của hoạt động kinh tế hướng đến ngành, công nghệ và những nhiệm vụ của chính sách được kỳ vọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng phúc lợi xã hội [10]. 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP 2.1. Chính sách công nghiệp quốc gia Nhật Bản Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển không chỉ ở trong khu vực châu Á mà còn * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Lê Thanh Hà. Tel.: +84989150498. E-mail address: thanhha75hvtc@gmail.com HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 149 trên cả thị trường quốc tế. Kinh tế Nhật Bản nhiều năm liền giữ vị trí thứ hai thế giới và chỉ mới bị Trung Quốc vượt qua là do có chính sách đầu tư vào ngành công nghiệp một cách hợp lý với rất nhiều các bước đi tương thích trong từng thời kỳ: - Ngay từ những năm 1960, với việc xác định rõ quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách “tái cơ cấu công nghiệp”, điều chỉnh cơ bản cơ cấu công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển những ngành có hàm lượng trí tuệ cao, tiêu tốn ít nguyên liệu và lao động sống, tập trung phát triển nền công nghiệp theo chiều sâu. Những ngành công nghiệp được ưu tiên trong giai đoạn này gồm: công nghiệp công nghệ cao về vi mạch, máy tính, robot; ngành lắp ráp tiên tiến như sản xuất lắp ráp máy bay, máy tự động hóa; ngành thiết kế thời trang; ngành phân phối và xử lý thông tin. - Song song với định hướng sử dụng tiết kiệm tài nguyên, Chính phủ Nhật thực hiện điều chỉnh, tổ chức lại một số ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, thép, hóa dầu, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp trong một ngành sáp nhập, liên kết và hợp tác lẫn nhau. Chính phủ thông qua “Luật ổn định công nghiệp” và “Luật hoàn thiện cơ cấu”, từ đó, thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu công nghiệp cả cấp liên ngành và nội bộ ngành; hướng tới việc thu hẹp các hoạt động như tinh chế nhôm, đóng tàu, phân hóa học và thực hiện phát triển các mặt hàng có hàm lượng khoa học công nghệ cao. - Trong hơn 50 năm qua, Chính phủ Nhật Bản còn đề ra và thực hiện chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật trên cơ sở chuyển từ vay mượn, mua bản quyền công nghệ của nước ngoài sang tự đảm bảo những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật trên nền tảng khoa học công nghệ của Nhật Bản. Nước này đã chú trọng vào đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, chế tạo và thử nghiệm, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhận bỏ vốn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R & D). - Điểm nổi bật trong chính sách công nghiệp quốc gia Nhật Bản là tính linh hoạt nhằm đáp ứng với những thay đổi của môi trường kinh tế, môi trường khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Chính phủ Nhật Bản cũng đặt chính sách công nghiệp quốc gia trong mối quan hệ hữu cơ với các chính sách tổng thể về kinh tế, xã hội như chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách lao động và việc làm, chính sách thương mại… - Năm 2013, trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, Nhật Bản đã từng bước triển khai các chính sách ddeer thúc đẩy CMCN 4.0. Trong năm này, “Chiến lược toàn diện cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạp đã được Nhật Bản đưa ra, trong đó tập trung thúc đẩy thông m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng chính sách công nghiệp Phát triển công nghiệp quốc gia Công nghiệp quốc gia Cách mạng công nghiệp lần 4 Thực thi chính sách công nghiệpTài liệu liên quan:
-
Lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Những cơ hội và thách thức đặt ra
16 trang 139 0 0 -
18 trang 40 0 0
-
Công nghệ Việt Nam 2017: Phần 2
104 trang 37 0 0 -
Công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2
110 trang 30 0 0 -
14 trang 27 0 0
-
Thanh niên khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 24 0 0 -
Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam: Những rào cản và gợi ý chính sách
4 trang 21 0 0 -
Tác động của yếu tố công nghệ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
8 trang 20 0 0 -
Công nghệ 4.0 và những công nghệ được vận dụng trong thế hệ kiểm toán mới
4 trang 20 0 0 -
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 2/2019
29 trang 20 0 0