Danh mục

Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Singapore và bài học cho Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 518.45 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Singapore và bài học cho Việt Nam" nhằm nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Singapore, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Singapore và bài học cho Việt Nam KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thanh Trường Đại học Thương mại Email: thanhktmu@gmail.comTóm tắt: Biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa hiện hữu, làm mực nước biển dâng cao vàcác hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Singapore và Việt Nam đều là các quốc gia ven biển,nên đặc biệt dễ bị tổn thương. Vì vậy, cả hai quốc gia đều đang nỗ lực thực hiện xanh hóanền kinh tế, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, quá trình thực hiện củaViệt Nam đang gặp nhiều hạn chế, trong khi đó Singapore được cộng đông quốc tế đánhgiá rất cao về quá trình xanh hóa nền kinh tế. Vì vậy, bài viết này nhằm nghiên cứu kinhnghiệm phát triển kinh tế xanh của Singapore, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Namtrong thời gian tới.Từ khóa: Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, phát thải các bon SINGAPORES GREEN ECONOMY DEVELOPMENT EXPERIENCE AND LESSONS FOR VIETNAMAbstract: Climate change is an existential threat, causing sea level rise and extremeweather events. Singapore and Vietnam are both coastal countries, being particularlyvulnerable. Therefore, both countries are making efforts to green their economies,mitigating the impact of climate change. However, the implementation process of Vietnamhas faced many limitations, while Singapore has been highly appreciated by theinternational community for the process of greening the economy. Therefore, this articleaims to study Singapores experience in developing a green economy, from which to drawsome lessons for Vietnam in the coming time.Keywords: Green economy, green growth, carbon emission1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu đang làm cho thời tiết trở nên ấm hơn, mưa bão nhiều hơn và nhữngđợt khô hạn rõ rệt hơn. Biến đổi khí hậu cũng có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vàđe dọa khả năng tiếp cận lương thực, nước và năng lượng. Vì vậy, chính phủ của các nướcđang phát triển đang ngày càng cam kết xanh hóa nền kinh tế, rõ ràng nhất là theo Thỏa thuậnParis về biến đổi khí hậu, trong đó gần như tất cả các chính phủ đã đồng ý thiết lập các lộ trìnhquốc gia về giảm phát thải các bon. Nhiều nước cũng đã ban hành các chiến lược quốc gia toàndiện về tăng trưởng xanh để xây dựng một nền kinh tế xanh (Lutz, 2017). Đối với Việt Nam, tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bềnvững và là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh 795tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặngnề bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài. ViệtNam đang trên đà đổi mới, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chất lượng vàhiệu quả. Tăng trưởng xanh đã được cụ thể hóa trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởngxanh thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến 2050 và tiếp tục được điều chỉnh cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Sau một thập niên, vấn đề giảm phát khí thải nhà kính, xanh hóa sản xuất, xanh hóalối sống và tiêu dùng bền vững đã từng bước được đặt ra, tạo nền tảng cho hệ thống chínhtrị và doanh nghiệp, cộng đồng tiếp cận với tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, số liệu thống kêcủa Our World in Data cho thấy, lượng phát thải CO2 của Việt Nam chiếm 0,44% toàn cầuvào năm 2011, thì đến năm 2021 tỷ lệ đóng góp này đã tăng gấp đôi, lên 0,88%. Cũngtrong giai đoạn 2011-2021, tốc độ tăng lượng phát thải CO2 từ hoạt động sản xuất và tiêudùng (tương ứng 117,49% và 91,31%) đều cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP (tăng67,82%), cho thấy hoạt động kinh tế của Việt Nam chưa thực sự được xanh hóa. Singapore là quốc gia rất nhỏ so với Việt Nam, nên tỷ lệ đóng góp vào phát thảiCO2 toàn cầu thấp hơn Việt Nam là điều dễ hiểu. Năm 2011, tỷ lệ phát thải CO2 củaSingapore đóng góp vào toàn cầu chỉ là 0,09% vào năm 2011, đạt cao nhất vào năm 2015(0,16%), nhưng giảm dần xuống còn 0,09% vào năm 2021. Như vậy, tính cho cả giai đoạn2011 - 2021 thì tỷ lệ này có những biến động nhỏ, nhưng vẫn duy trì ở mức 0,09% và sẽ cóxu hướng giảm. Về tương quan tăng trưởng GDP và phát thải CO2 thì số liệu cho thấy, giaiđoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng GDP của Singapore đạt 25,64%, cao hơn so với tốc độ tăngphát thải CO2 từ hoạt động sản xuất (giảm 4,16%) và tiêu dùng (giảm 35,12%). Có thể thấy rằng Singapore đã đạt được những kết quả tích cực trong việc giảmphát thải khí nhà kính, tăng trưởng kinh tế có thể không nhất thiết làm tăng phát thải cácbon. Bên cạnh đó, Singapore cũng được biết đến là một trong những thành phố xanh nhấtthế giới, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này. Vì vậy, bài viết nhằm phân tích thực trạng phát triển kinh tế xanh của Việt Nam,nghiên cứu các thực hành tốt của Singapore, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có giátrị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách về tăng trưởng xanh của Việt Nam trongthời gian tới.2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Khoảng cuối thế kỷ 20, các giải pháp mới nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xãhội, và sinh thái được đưa ra bàn luận sôi nổi. Những giải pháp này đan xen với nhau vàliên quan đến sự tiến bộ của nhân loại. Cùng với nó là hai sự chuyển dịch: một là sựchuyển đổi từ các nền kinh tế cô lập và tập trung sang các xã hội mở và hợp tác; hai làmong muốn sống gần gũi với thiên nhiên hơn và duy trì sự cân bằng giữa công việc vàcuộc s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: