Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trong & ngoài nước
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 254.52 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày các khái niệm chung về nhân lực và nguồn nhân lực ngân hàng, thông qua các kinh nghiệm quý báu trong phát triển quản trị nhân sự của các ngân hàng tiêu biểu trong nước lẫn quốc tế, từ đó định hình những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam chúng ta. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trong & ngoài nước 13. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG & NGOÀI NƯỚC ThS Vũ Thanh Tùng – ThS Mai Thoại Diễm Phương - UFM Tóm tắt Trong công cuộc đổi mới và phát trển kinh tế ở nước ta hiện nay, ngành ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là xương sống phát triển nền kinh tế chung. Để một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, bền vững hơn, đặc biệt là sau giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì việc xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân lực chất lượng cao là điều hết sức cần thiết. Bài viết trình bày các khái niệm chung về nhân lực và nguồn nhân lực ngân hàng, thông qua các kinh nghiệm quý báu trong phát triển quản trị nhân sự của các ngân hàng tiêu biểu trong nước lẫn quốc tế, từ đó định hình những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam chúng ta Từ khóa: nhân lực ngân hàng, kinh nghiệm, ngân hàng nước ngoài 1. Khái quát về nhân lực & nguồn nhân lực ngân hàng 1.1. Nhân lực và nguồn nhân lực Nhân lực là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về nhân lực: Theo thuyết lao động xã hội cho rằng nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động. Theo Liên Hợp Quốc (2010) định nghĩa: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”. Mới đây, Ngân hàng thế giới (2014) cho rằng nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (2014), nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Doan và TS Đỗ Minh Cương (2008), nhân lực là những cá nhân có nhân cách, có khả năng lao động sản xuất. Trong giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực (2008) của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định”. Còn TS. Lê Thị Mỹ Linh (2009) cho rằng, nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó có sức khoẻ và trình độ khác nhau, họ có thể tạo thành một sức mạnh hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức nếu được động viên, khuyến khích phù hợp. Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn (2012), nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số người trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh 113 nghiệp trả lương. Tuy nhiên, cần lưu ý là với việc Luật lao động (2013) chính thức cho phép hoạt động ‘thuê ngoài lao động’; sẽ tồn tại một bộ phận lao động làm việc tại doanh nghiệp, là nguồn lực đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng không thuộc danh sách doanh nghiệp đó trực tiếp quản lý và trả lương. Nguồn nhân lực của Ngân hàng Thương mại Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng (2010) quy định như sau: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Như vậy có thể nói, nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại là toàn bộ người lao động làm việc trong ngân hàng đó theo một cơ cấu xác định, với khả năng lao động và tiềm năng sáng tạo vô hạn, được tổ chức quản lý và phát triển nhằm thúc đẩy vai trò nguồn lực hạt nhân trong quá trình thực thi sứ mạng ngân hàng. Theo PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2011), nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngân hàng thương mại được hiểu là lực lượng làm việc, sẽ làm việc tại ngân hàng thương mại đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra của ngân hàng thương mại về trình độ (kiến thức – kỹ năng)/ vị trí/ lĩnh vực/ kinh nghiệm công tác ở mức độ cao – phức tạp, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngân hàng thương mại, xã hội, nền kinh tế trong từng giai đoạn. Phát triển nguồn nhân lực Theo Jerry W. Gilley và cộng sự (2002), “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức, nâng cao kết quả thực hiện công việc, và tạo ra thay đổi thông qua việc tổ chức thực hiện các giải pháp (chính thức và không chính thức), các sáng kiến và các hoạt động quản lý nhằm mục đích nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức, khả năng cạnh tranh và đổi mới” Theo Bùi Văn Nhơn (2006), “Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển” Theo Đại học Kinh tế quốc dân (2016) cho là “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa; truyền thống lịch sử… Do đó, phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với quá trình nâng cao năng lực xã hội và 114 tính năng động xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt: thể lực, nhân cách đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước” Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (2016), phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là chiếm lĩnh ngành nghề hay vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. UNDP (2005) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của năm nhân tố: giáo dục - đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trong & ngoài nước 13. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG & NGOÀI NƯỚC ThS Vũ Thanh Tùng – ThS Mai Thoại Diễm Phương - UFM Tóm tắt Trong công cuộc đổi mới và phát trển kinh tế ở nước ta hiện nay, ngành ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là xương sống phát triển nền kinh tế chung. Để một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, bền vững hơn, đặc biệt là sau giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì việc xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân lực chất lượng cao là điều hết sức cần thiết. Bài viết trình bày các khái niệm chung về nhân lực và nguồn nhân lực ngân hàng, thông qua các kinh nghiệm quý báu trong phát triển quản trị nhân sự của các ngân hàng tiêu biểu trong nước lẫn quốc tế, từ đó định hình những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam chúng ta Từ khóa: nhân lực ngân hàng, kinh nghiệm, ngân hàng nước ngoài 1. Khái quát về nhân lực & nguồn nhân lực ngân hàng 1.1. Nhân lực và nguồn nhân lực Nhân lực là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về nhân lực: Theo thuyết lao động xã hội cho rằng nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động. Theo Liên Hợp Quốc (2010) định nghĩa: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”. Mới đây, Ngân hàng thế giới (2014) cho rằng nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (2014), nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Doan và TS Đỗ Minh Cương (2008), nhân lực là những cá nhân có nhân cách, có khả năng lao động sản xuất. Trong giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực (2008) của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định”. Còn TS. Lê Thị Mỹ Linh (2009) cho rằng, nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó có sức khoẻ và trình độ khác nhau, họ có thể tạo thành một sức mạnh hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức nếu được động viên, khuyến khích phù hợp. Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn (2012), nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số người trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh 113 nghiệp trả lương. Tuy nhiên, cần lưu ý là với việc Luật lao động (2013) chính thức cho phép hoạt động ‘thuê ngoài lao động’; sẽ tồn tại một bộ phận lao động làm việc tại doanh nghiệp, là nguồn lực đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng không thuộc danh sách doanh nghiệp đó trực tiếp quản lý và trả lương. Nguồn nhân lực của Ngân hàng Thương mại Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng (2010) quy định như sau: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Như vậy có thể nói, nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại là toàn bộ người lao động làm việc trong ngân hàng đó theo một cơ cấu xác định, với khả năng lao động và tiềm năng sáng tạo vô hạn, được tổ chức quản lý và phát triển nhằm thúc đẩy vai trò nguồn lực hạt nhân trong quá trình thực thi sứ mạng ngân hàng. Theo PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2011), nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngân hàng thương mại được hiểu là lực lượng làm việc, sẽ làm việc tại ngân hàng thương mại đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra của ngân hàng thương mại về trình độ (kiến thức – kỹ năng)/ vị trí/ lĩnh vực/ kinh nghiệm công tác ở mức độ cao – phức tạp, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngân hàng thương mại, xã hội, nền kinh tế trong từng giai đoạn. Phát triển nguồn nhân lực Theo Jerry W. Gilley và cộng sự (2002), “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức, nâng cao kết quả thực hiện công việc, và tạo ra thay đổi thông qua việc tổ chức thực hiện các giải pháp (chính thức và không chính thức), các sáng kiến và các hoạt động quản lý nhằm mục đích nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức, khả năng cạnh tranh và đổi mới” Theo Bùi Văn Nhơn (2006), “Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển” Theo Đại học Kinh tế quốc dân (2016) cho là “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa; truyền thống lịch sử… Do đó, phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với quá trình nâng cao năng lực xã hội và 114 tính năng động xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt: thể lực, nhân cách đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước” Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (2016), phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là chiếm lĩnh ngành nghề hay vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. UNDP (2005) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của năm nhân tố: giáo dục - đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính ngân hàng Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Công tác quản trị nhân sự Đào tạo nhân lực chất lượng caoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 331 0 0
-
102 trang 307 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 301 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 292 0 0 -
27 trang 187 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
86 trang 184 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 181 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam
86 trang 158 0 0 -
5 trang 152 1 0