Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp bán lẻ thời trang quốc tế và bài học vận dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp bán lẻ thời trang quốc tế và bài học vận dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ THỜI TRANG QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM EXPERIENCES OF SUPPLY CHAIN MANAGEMENT OF FASHION RETAIL ENTERPRISES IN THE WORLD AND LESSONS FOR VIETNAMESE ENTERPRISES TS. Lục Thị Thu Hường - TS.Nguyễn Thị Tú Trường Đại học Thương mạiTóm tắt Quản trị chuỗi cung ứng bán lẻ có nhiều điểm khác biệt so với chuỗi cung ứng củanhà sản xuất bởi cơ cấu mặt hàng rộng & số lượng nhà cung cấp đông đảo. Với ngành thờitrang may mặc, công tác quản trị chuỗi còn phức tạp & nhiều thách thức hơn gấp bội bởi chukỳ sống sản phẩm khá ngắn & nhu cầu thị trường luôn biến động. Tuy nhiên, một số hãng bánlẻ thời trang đã & đang rất thành công nhờ khả năng thiết kế & vận hành được chuỗi cungứng nhanh & linh hoạt. Bài viết này tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế với mô hình chuỗicung ứng “thời trang nhanh” rất thành công trong ngành, từ đó rút ra một số bài học vậndụng đối với các doanh nghiệp Việt NamTừ khoá: Chuỗi cung ứng, bán lẻ, thời trang may mặcAbstract Managing retail supply chain has many differences in comparison to producers supplychain because of a wide variety of goods and a large number of suppliers. In the fashionindustry, the chain management is complex and has more challenges than that of otherindustries because the life cycle of products is quite short and market demands oftenfluctuate. However, a number of fashion retailers have been extremely successful due to theircapacity to design and operate the supply chain fast and flexibly. This article systemizesinternational experiences of fast fashion supply chain model that has been appliedsuccessfully in this industry. Then, some lessons to apply this model to Vietnamese enterprisesare also proposed in this article.Key words: supply chain, retail, fashion1. Khái quát về thời trang nhanh và các công ty chuyên doanh bán lẻ thời trang maymặc Thuật ngữ “thời trang nhanh” (Fast Fashion) * trở nên quen thuộc và phổ biến kể từ khicác thương hiệu bán lẻ thời trang như Zara, H&M, Uniqlo thành công rực rỡ trên thị trườngthời trang may mặc toàn cầu từ giữa những năm 80 của thế kỷ 20. Thời trang nhanh được* Fast Fashion còn được gọi là “thời trang tốc độ” hay “thời trang mì ăn liền”, với một số điểm tươngđồng với khái niệm Fast Food (đồ ăn nhanh) trong lĩnh vực ẩm thực. 309dùng để chỉ các dòng quần áo bình dân mà các hãng bán lẻ kinh doanh hàng loạt với mức giátầm trung nhưng vẫn đáp ứng được xu hướng thời trang mới nhất (Sull và Turconi, 2008). Thời trang nhanh đang rất được ưa chuộng bởi giới trẻ hiện nay, những người thíchdiện những món đồ mốt nhất giống như sàn diễn nhưng lại không thể tốn nhiều chi phí. Cáchãng thời trang luôn nhanh nhạy bắt kịp xu hướng và thị hiếu, cung cấp những sản phẩm mớiliên tục, tương tự các sản phẩm vừa được thể hiện trên sàn diễn, nhưng với một mức giá thấphơn nhiều so với các thương hiệu cao cấp. Điều này đồng nghĩa với sản xuất nhanh, giao hàngnhanh và tốc độ mua nhanh. Thời trang nhanh đã và đang trở thành mô hình và chiến lược kinh doanh thành côngnhất trong ngành may mặc từ trước đến nay (Ferdows et al, 2004; Bhardwaj and Fairhurst,2010; Caro and Albeniz, 2014). Doanh nghiệp ứng dụng mô hình này được gọi là doanhnghiệp chuyên doanh bán lẻ thời trang may mặc (Specialty Retailers of Private Label Apparel,SPA). Danh sách các công ty đứng đầu trên toàn cầu năm 2015 được thể hiện ở bảng 1 vớicác dữ liệu chi tiết về xuất xứ, năm thành lập, doanh thu, tốc độ tăng trưởng, số lượng nhânviên và số cửa hàng trên toàn thế giới. Đứng đầu danh sách tính theo doanh thu 2015 là công ty Inditex với thương hiệu nổitiếng Zara đến từ Tây Ban Nha và đứng thứ hai là công ty Hennes và Mauritz AB với nhãnhàng thời trang H&M đến từ Thụy Điển. Số công ty có xuất xứ từ châu Âu, cái nôi của ngànhthời trang thế giới, chiếm tới nửa danh sách. Đồng thời các công ty châu Âu hiện đang có tốcđộ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay, ngoài 2 công ty nói trên, còn phải kể đến Primark(+16,4%) và Mango (+11,9%). Mặc dù Mỹ là quốc gia có tới 6 đại diện trong Top 20 SPAnhưng nhiều công ty đang phải cạnh tranh chật vật với các đối thủ châu Âu trẻ hơn và năngđộng hơn. Nhiều công ty của Mỹ thậm trí là có mức tăng trưởng âm khá lớn so với năm trước(như Abercrombie và Fitch, -9,1%). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cao nhất cả về doanh thu(+21,6%) và về số lượng cửa hàng (19,7%) trong năm vừa qua thì phải kể đến công ty FastRetailing với nhãn hàng Uniqlo đến từ Nhật Bản, công ty đứng thứ 4 trong danh sách xếphạng ở bảng 1. So với mô hình của các công ty thời trang truyền thống, SPA đạt được ưu thế vượt trộibởi cung ứng sản phẩm nhanh, hàng đẹp, giá rẻ, kiểu dáng phong phú và hợp thời. Kết quả đócó được là nhờ khả năng khai thác được các đặc điểm của mô hình sản xuất và kinh doanhthời trang nhanh (Christopher et al, 2004; Sparks, 2010) như sau: Trực tiếp kiểm soát thông tin khách hàng Tối thiểu hóa rủi ro từ dự báo nhu cầu thông qua quy trình đáp ứng nhanh Thiết kế sản phẩm độc đáo và bám sát thị trường Xây dựng chuỗi cung ứng đơn giản, nhạy bén và linh hoạt Thiết kế và bán lẻ được coi là các năng lực cốt lõi của các SPA. Các khâu này đượcđầu tư lớn vào con người, thiết bị và hệ thống thông tin. Khâu thiết kế với khả năng biến hóatài tình những trình diễn trên sàn catwalk thành những trang phục đời thường chính là bíquyết đầu tiên của các SPA. Nhưng nếu chỉ có thế thì các SPA chẳng khác nào là nhữngthương hiệu nhái đại trà đồ hiệu cao cấp. Thành công của t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Chuỗi cung ứng bán lẻ Quản trị chuỗi cung ứng Doanh nghiệp bán lẻ thời trang quốc tế Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệpTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Điện Biên
96 trang 0 0 0 -
12 trang 1 0 0
-
Hệ Thống quản lý thanh tóan đơn đặt hàng
14 trang 1 0 0 -
2 trang 3 0 0
-
Công ty sữa định vị thương hiệu như thế nào?
12 trang 1 0 0 -
99 trang 0 0 0
-
128 trang 0 0 0
-
153 trang 0 0 0
-
90 trang 0 0 0
-
21 trang 1 0 0