Danh mục

Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất qui định về tài sản số trong pháp luật Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.90 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất qui định về tài sản số trong pháp luật Việt Nam" hướng đến việc nghiên cứu về kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý tài sản số, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tài sản số tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất qui định về tài sản số trong pháp luật Việt Nam KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT QUI ĐỊNH VỀ TÀI SẢN SỐ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Phạm Thị Hồng Nhung1, Lưu Thị Tuyết2 Tóm tắt: Sự phát triển khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều loại tài sản mới được gọi chung là tài sản số. Hiện nay, với tốc độ phát triển và sự đa dạng của tài sản số, hàng loạt những vấn đề pháp lý mới đặt ra đòi hỏi cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số. Một số quốc gia trên thế giới đã hình thành khung pháp lý điều chỉnh tài sản số như Sebiria, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Tại Việt Nam, thực tế các hoạt động liên quan đến tài sản số đã diễn ra rất sôi động, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực liên quan đến tài sản kỹ thuật số, tuy nhiên, khung pháp lý điều chỉnh vấn đề này còn rất mờ nhạt. Do đó, bài viết hướng đến việc nghiên cứu về kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý tài sản số, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tài sản số tại Việt Nam. Từ khóa: tài sản số, tài sản mã hóa, tài sản kỹ thuật số, khung pháp lý1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,những năm gần đây, nhiều hình thái tài sản mới đã được hình thành trên môi trường điện tử,trong đó có sự hình thành của các loại tài sản số hay còn gọi là tài sản kỹ thuật số, tài sản mãhóa (digital asset, hoặc crypto-asset: tài sản mã hóa). Theo Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, tài sảnsố là “một loại tài sản phi vật thể được tạo ra và lưu trữ hoặc truyền tải trên nền tảng kỹ thuậtsố, bao gồm tiền điện tử, token và các sản phẩm tài chính khác”. Nói cách khác, tài sản số làtài sản được số hóa trên môi trường điện tử từ tài sản vật thể hoặc được hình thành trên khônggian mạng, trong môi trường phức hợp được hình thành bởi sự tương tác của người sử dụng,phần mềm và các dịch vụ trên Internet thông qua các thiết bị kỹ thuật và mạng lưới được kếtnối. Nhìn chung, tài sản số có thể tồn tại dưới dạng tài sản vật lý hoặc không vật lý (tài sảnvô hình), được biểu diễn dưới dạng số hóa và lưu trữ trên các hệ thống máy tính hoặc mạngInternet. Các loại tài sản số bao gồm: tiền kỹ thuật số (tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa…), tàisản vô hình (tài khoản game, tài sản trong game, tên miền Internet, địa chỉ hộp thư điện tử…)và tài sản vật thể được số hóa (tranh, ảnh, sách, bản nhạc, tác phẩm nghệ thuật…). Có thể nói,nguồn hình thành tài sản số là rất đa dạng. Bản chất phi tập trung của tài sản kỹ thuật số khiến các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm.Sàn giao dịch phi tập trung, nơi giao dịch tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, không duy trì sổlệnh giới hạn hoặc các tính năng khác của sàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa thôngthường. Họ là những người mua và bán trực tiếp ngang hàng. Sự vắng mặt của “chủ thể trunggian” – thường là đơn vị chịu sự quản lý của chính phủ – khiến các cơ quan quản lý lo ngại. Rõràng, khi thực hiện vai trò quản lý, điều quan trọng là phải có một cơ quan quản lý trung tâm1 Học viện Tài chính2 Học viện Chính sách và Phát triển352 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAMđể các cơ quan quản lý khác có thể tương tác. Khi chỉ có các nút (như trong tài chính phi tậptrung), là “bí danh” và có thể được phân phối trên toàn cầu, việc giám sát và thực thi trở nênkhó khăn hơn. Do đó, quản lý tài sản số là một vấn đề cấp thiết và đặt ra nhiều thách thức choxã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trước năm 2021, tài sản kỹ thuật số thường không được coi là sản phẩm chính thống,nhưng khi giá Bitcoin tăng lên hơn 60.000 USD vào đầu năm 2021, sau đó giảm mạnh và lạiquay trở lại mức cao hơn trước đó và khi các sản phẩm như stablecoin phát triển trở thành mộtphần không thể thiếu của những đổi mới hữu ích như tài chính tiền điện tử), quan điểm pháp lýbắt đầu nghiêng mạnh mẽ hơn về tài sản số.1 Tuy nhiên, bản chất phi tập trung của tài sản kỹthuật số khiến các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm. Sàn giao dịch phi tập trung, nơi giao dịchtiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, không duy trì sổ lệnh giới hạn hoặc các tính năng khác củasàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa thông thường. Họ là những người mua và bán trựctiếp ngang hàng. Sự vắng mặt của “người trung gian” – người thường là đơn vị chịu sự quản lýcủa chính phủ – khiến các cơ quan quản lý lo ngại. Rõ ràng, khi thực hiện hành động quản lý,điều quan trọng là phải có một cơ quan quản lý trung tâm để các cơ quan quản lý có thể tươngtác. Khi chỉ có các nút (như trong tài chính phi tập trung), là “bí danh” và có thể được phânphối trên toàn cầu, việc giám sát và thực thi trở nên khó khăn hơn. Điều đó nói lên rằng, cácthực thể tài sản kỹ thuật số như sàn giao dịch tiền điện tử, tương tác trực tiếp với người dùngcuối, được quy định cho cả mục đích bảo vệ người tiêu dùng và rủi ro hệ thống.2 Với mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử,kinh tế số đóng góp 20% GDP3, do đó, việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh tài sản số là yêucầu cấp thiết ở nước ta. Hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số sẽ đem đến nhiều lợi ích như: (i) Giúp tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của các hoạt động liên quan đến tài sảnsố. Nhờ vào việc quản lý và giám sát chặt chẽ bởi quy định của pháp luật, các hoạt động liênquan đến tài sản số sẽ trở nên an toàn và tin cậy hơn đối với các bên tham gia. (ii) Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tài sản số sẽ có môi trườngkinh doanh thuận lợi hơn, giúp họ có thể phát triển và mở rộng hoạt động một cách bền vững.Bên cạnh đó, với các quy định pháp lý chặt chẽ v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: