Danh mục

Kinh nghiệm từ một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở tỉnh Phú Yên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.24 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng núi, và ở vùng đồng bằng của tỉnh Phú Yên, cũng như đưa ra các mô hình quản lý thích ứng với biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm từ một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở tỉnh Phú YênKINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH PHÖ YÊN ThS. Nguyễn Thị Cẩm Yến Viện Tài nguyên và Môi trường ,Đại học Huế1. MỞ ĐẦU Phú Yên là một Tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh có địa hình núixen kẽ cao nguyên, đồng bằng. Núi chủ yếu phân bố ở phía Tây, thuộc địa phận của 3huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân. Phía Đông là địa phận của 5 huyện – thành phốcó diện tích chủ yếu là đồng bằng, gồm: thành phố Tuy Hòa và các huyện Phú Hòa, ĐôngHòa, Tây Hòa, Tuy An. Phía bắc có thị xã Sông Cầu với diện tích đồng bằng và núi xấpxỉ nhau. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, phân biệt hai mùa nắng mưa rõ rệt.(1) Vớiđiều kiện tự nhiên đó, trong những năm qua Phú Yên chủ yếu phát triển ngành nôngnghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, Tỉnh đã dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; năm 2010 giá trị công nghiệp- xây dựngchiếm 34,9% trong cơ cấu GDP, nông- lâm- thuỷ sản chiếm 28,7%, dịch vụ chiếm36,4%. (2) Có sự chuyển dịch như vậy, một mặt do xu hướng phát triển chung của nềnkinh tế, mặt khác do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, khí hậu đã tác động đến nôngnghiệp, tạo ra nhiều thay đổi trong sản xuất. Hiện nay, dưới ảnh hưởng của biến đổi khíhậu, sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp của Tỉnh đang phải đối mặt với một số vấn đề như:xâm nhập mặn, lũ lụt-ngập úng, hạn hán, mưa bão,…kèm theo các dịch bệnh đối với mùamàng do thay đổi thời tiết. Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế vùng cao,ngành nông – lâm - ngư nghiệp của Tỉnh đã đặt ra yêu cầu cải tiến các mô hình sản xuất. Nhờ những mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu tại từng xã, huyện,người dân nơi đây đã cải thiện đời sống; tỷ lệ hộ nghèo của toàn Tỉnh giảm đáng kể còn15,69% (2012), tỷ lệ hộ giàu gia tăng. Bên cạnh đó, Tỉnh còn thực hiện một số mô hìnhquản lý cộng đồng để phòng tránh lũ cho các hộ nghèo và cộng đồng ở các vùng thấptrũng. Những mô hình này đã góp phần an sinh, ổn định cuộc sống cho người dân.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BĐKH Ở PHÚ YÊN2.1. Một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng núi Ở các xã huyện miền núi của Tỉnh Phú Yên, đất có đặc điểm khô cằn, nhiều đá, chỉtrồng cây công nghiệp và cây ngắn ngày. Nhiều năm qua, người dân nơi đây đã phát triểnmột số cây như cà phê, cao su, mía, sắn, bắp, lúa rẫy…nhưng nhìn chung năng suất thấp,hiệu quả kinh tế không cao. Thêm vào đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu càng làm giatăng tác động từ các loại thời tiết cực đoan (hạn hán, mưa bão,...). Những năm gần đây,nhờ áp dụng những tiến bộ về kỹ thuật canh tác, các loại giống mới chịu hạn, các loạimáy móc cơ giới cải tạo đất, đã giúp người dân cải tạo các mô hình trồng trọt, đem lạinhững thành quả về năng suất và cải thiện đáng kể thu nhập.  Mô hình trồng mía thâm canh Xuất phát của mô hình trồng mía thâm canh là từ chương trình mía đường của TỉnhPhú Yên bắt đầu từ năm 2001. Trước đây, các mô hình trồng mía trong dân gặp nhiềukhó khăn như: giống xấu, năng suất thấp, chịu hạn kém, sâu bệnh, giá thu mua đầu rathấp….Sau khi nhà nước có chủ trương phát triển mía đường trở thành ngành công 66nghiệp mũi nhọn của Tỉnh, chương trình mía đường đã được hình thành nhằm tăng diệntích, sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây mía để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn. Các vùng chuyên canh mía tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, gồm các huyệnSông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hoà. Từ diện tích mía năm 2001 vào khoảng15000-17000 ha, đến nay diện tích trồng mía trên toàn Tỉnh lên tới hơn 23000 ha.(3)Trồng mía thâm canh mang lại lãi suất vào khoảng 25 triệu/ha.năm (4), năng suất trồngmía trung bình đạt khoảng 60 tấn/ha (3), có những vùng chuyên canh tốt, năng suất míalên tới 100- 120 tấn/ha (5), mang lại lãi suất cho người trồng đến vài trăm triệu đồng.Nghề trồng mía thâm canh đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 8000 hộ nông dân miềnnúi và thu hút hàng nghìn lao động thời vụ khi đến mùa thu hoạch; góp phần gia tăng tỷlệ hộ thoát nghèo trên toàn Tỉnh và tỷ lệ hộ giàu được nâng cao.  Mô hình trồng sắn xen canh Bên cạnh các mô hình trồng mía, cây sắn cũng là một lựa chọn kinh tế của nhiều bàcon nông dân ở các huyện vùng cao. Diện tích trồng sắn năm 2012 đạt hơn 18000 ha,năng suất và sản lượng đều tăng so với những năm trước. Lãi suất trồng sắn thâm canhđạt trung bình khoảng 20 triệu/ha.(4) Tuy nhiên mô hình trồng sắn thuần ngày càng có xuhướng giảm năng suất, lợi nhuận thu hẹp dần. Do đó, Tỉnh đã triển khai thực hiện dự ánmô hình trồng sắn xen cây họ đậu thí điểm ở huyện Đồng Xuân. Sau 3 năm, dự án đã thuđược những kết quả khả quan, đáp ứng các mục tiêu đề ra như: tăng hiệu quả kinh tế, sửdụng hợp lý tài ngu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: