Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 11: Tiêu chuẩn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 11: Tiêu chuẩnCHƯƠNG 11TIÊU CHUẨNTiêu chuẩn1 là một dạng của phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát (command and control CAC). Phương pháp CAC đối với chính sách công là phương pháp mà theo đó để có đượcnhững hành vi mong muốn từ giác độ xã hội, các nhà chính trị chỉ cần quy định các hành viđó trong luật và sử dụng bộ máy thực thi cần thiết – toà án, công an, hình phạt – để buộcmọi người tuân theo luật. Đối với chính sách môi trường, phương pháp CAC dựa vào nhiềuloại tiêu chuẩn khác nhau nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Nhìn chung, tiêu chuẩnđơn giản chỉ là một mức kết quả quy định trong luật. Giới hạn tốc độ là một hình thức cổđiển của tiêu chuẩn, nó quy định tốc độ tối đa mà lái xe có thể chạy. Tiêu chuẩn phát thảilà mức thải tối đa được pháp luật cho phép. Tinh thần của tiêu chuẩn là: nếu như khôngmuốn người ta làm điều gì đó, cách đơn giản là thông qua đạo luật làm cho điều đó trởthành bất hợp pháp, và yêu cầu cơ quan chức năng thi hành luật.Hình 11–1 thể hiện chi phí giảm ô nhiễm biên và thiệt hại biên cho trường hợp phát thảikhí cácbon mônôxit từ nhà máy tái chế nhựa đường sử dụng trong ngành xây dựng đườngxá2. Đơn vị đo lường phát thải là kg mỗi tháng. Cho biết đường MAC và MD như sauMD = 10EMAC = 600 – 5ENhà quản lý tìm cân bằng tối ưu xã hội tại điểm MD = MAC và xác định được mức phátthải hiệu quả xã hội là E*. Đây là mức phát thải tối thiểu hóa tổng chi phí giảm thải và chiphí thiệt hại đồng thời tối đa hóa lợi ích xã hội ròng. Với những phương trình trên, E* = 40kg mỗi tháng. Trước khi tiêu chuẩn được áp dụng, nhà máy thải ở mức MAC = 0. Giảiphương trình MAC = 0 cho kết quả E0 = 40 kg mỗi tháng. Để đạt được E* cơ quan chứcnăng phải đặt tiêu chuẩn 40 kg mỗi tháng. Mức tiêu chuẩn này là giới hạn trên quy địnhđối với nhà máy. Nếu nhà mày vượt quá mức thải này và bị phát hiện thì bị phạt tiền hoặcchịu các hình phạt khác. Giả sử nhà máy giảm thải theo tiêu chuẩn quy định, thì tổng chiphí giảm ô nhiễm (TAC) bằng diện tích phía dưới đường MAC giới hạn bởi E0 và E*. Mộttên gọi khác cho tổng chi phí xử lý này là chi phí thực thi (compliance cost) để đáp ứngtiểu chuẩn. Ví dụ, chi phí thực thi bằng 16.000$ khi nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn. Chú ýrằng tổng thiệt hại tại mức hiệu quả xã hội là 8.000$ mỗi tháng, so với 72.000$ khi khôngkiểm soát ô nhiễm. Lợi ích của tiêu chuẩn là chênh lệch giữa tổng thiệt hại khi không cótiêu chuẩn (72.000$) và tổng thiệt hại khi có tiêu chuẩn (8.000$) trừ tổng chi phí xử lý(16.000$). Lợi ích ròng là 48.000$ mỗi tháng.Tiêu chuẩn môi trường có nhiều ưu điểm trong việc giải quyết vấn đề môi trường. Tiêuchuẩn phảiđơn giản và trực tiếp.1Theo luật BVMT Việt nam “ Tiêu chuẩn là những tiêu chuẩn, giới hạn cho phép, được quy định dùng làmcăn cứ để quản lý môi trường” (Giải thích thêm của người dich)2Những nhà máy này gọi là nhà máy tái chế nhựa đường di động. Chúng di chuyển dọc đường, sản xuấtnhựa đường tái chế tại chỗ. Những chất gây ô nhiễm khác mà chúng thải ra bao gồm chất hữu cơ và bụi.Barry Field & Nancy Olewiler1đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng.làm cho người ta cảm nhận ô nhiễm môi trường được giảm ngay tức thì.nhất quán với nhận thức đạo đức cho rằng ô nhiễm môi trường là nguy hiểm và bấthợp pháp.phù hợp với hoạt động của hệ thống luật pháp, nghĩa là xác định và ngăn chặn hànhđộng bất hợp pháp.Tuy nhiên, công cụ tiêu chuẩn có thể phức tạp hơn nhiều so với ấn tượng ban đầu của nó.Thực ra, một lý do thực tế giải thích sự phổ biến của tiêu chuẩn là nó linh hoạt hơn nhiềukhi thực hiện. Ấn tượng về tính chất trực tiếp và tính rõ ràng của tiêu chuẩn trở nên phứctạp hơn nhiều khi chúng ta xem xét sâu hơn.Hình 11-1: Tiêu chuẩn hiệu quả xã hội$MD600MAC400040E*120E0Lượng thải cácbonmônôxit (kg mỗi tháng)Một tiêu chuẩn được xác định tại điểm MAC = MD nhằm xác định tiêu chuẩn hiệu quả xãhội 40 kg cácbon mônôxit mỗi tháng. Tiêu chuẩn đặt ra giới hạn trên của phát thải. Khi tiêuchuẩn được đáp ứng, lợi ích xã hội ròng là chênh lệch giữa tổng thiệt hại tại 120 kg mỗitháng và 40 kg mỗi tháng trừ tổng chi phí xử lý. Lợi ích ròng bằng 48.000$ mỗi tháng.CÁC LOẠI TIÊU CHUẨNCó thể áp dụng tiêu chuẩn cho bất cứ hoạt động nào, nhưng với vấn đề môi trường có baloại tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn môi trường xung quanh (ambient); tiêu chuẩn phát thải,và tiêu chuẩn công nghệ.Trong chương 2, nói chất lượng môi trường xung quanh là nói về khía cạnh chất lượng củamôi trường xung quanh cuộc sống con người; nó có thể là chất lượng của môi trườngkhông khí quanh một thành phố, hoặc chất lượng nước ở một dòng sông. Một tiêu chuẩnmôi trường xung quanh là mức độ chất ô nhiễm của môi trường xung quanh không đượcphép vượt quá.Barry Field & Nancy Olewiler2Ví dụ, có thể đặt mức tiêu chuẩn môi trường xung quanh cho ôxy hòa tan ở một dòng sônglà 3 phần triệu (ppm), có nghĩa đây là mức ôxy hòa tan thấp nhất cho phép ở dòng sông. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế môi trường Tiêu chuẩn phát thải Tiêu chuẩn môi trường xung quanh Tiêu chuẩn công nghệ Kinh tế học về tiêu chuẩn Tiêu chuẩn đồng bộGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 147 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 139 0 0 -
Tiểu luận môn Kinh tế môi trường: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
19 trang 76 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Huyền
48 trang 55 0 0 -
KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
194 trang 50 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - TS. Hoàng Văn Long
108 trang 48 0 0 -
Kinh tế môi trường: Câu hỏi, bài tập và trả lời
56 trang 39 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
307 trang 38 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Tổng quan kinh tế môi trường
40 trang 35 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 4: Định giá môi trường
52 trang 34 0 0 -
Giáo trình Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Thương mại
64 trang 32 0 0 -
55 trang 32 0 0
-
Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường - ThS. Phạm Thị Bích Thuỷ
6 trang 28 0 0 -
0 trang 28 0 0
-
Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
78 trang 28 0 0 -
Bài giảng công nghệ phần mềm - Chương 5
22 trang 28 0 0 -
104 trang 28 1 0
-
Đề tài án: Xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở làng nghề Hạ Thái – Thường Tín – Hà Nội
15 trang 27 0 0 -
Tiểu luận: Du lịch biển Việt Nam
13 trang 26 0 0 -
Môi trường và con người - Chương 5
21 trang 26 0 0