Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 12: Thuế và trợ cấp phát thải
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 12: Thuế và trợ cấp phát thảiCHƯƠNG 12THUẾ VÀ TRỢ CẤP PHÁT THẢINếu chúng ta muốn xây nhà, chúng ta phải mua vật liệu xây dựng; không người nào có thểcho chúng ta miễn phí. Nếu muốn có kiến trúc sư, thợ mộc làm nhà chúng ta phải thuê họ,họ sẽ không làm việc nếu không được gì cả. Nói cách khác để sử dụng dịch vụ của nhữngngười này chúng ta phải trả tiền cho họ. Chúng ta thường làm như vậy bởi vì những dịchvụ và hàng hoá này được mua và bán ở thị trường. Việc trả tiền cho họ khuyến khíchchúng ta sử dụng những đầu vào này một cách tiết kiệm và hiệu quả tối đa có thể được.Cách tiếp cận khuyến khích kinh tế khi lập chính sách môi trường cũng hoạt động theocách như vậy. Cho tới thời gian gần đây người ta đã có thể sử dụng dịch vụ tiếp nhận chấtthải của môi trường mà không phải trả tiền, điều này không khuyến khích họ nghĩ về hậuquả môi trường cũng như không tiết kiệm trong việc sử dụng những tài nguyên môi trườngnày. Phương pháp khuyến khích kinh tế nhằm thay đổi tình hình này.Có hai loại chính sách khuyến khích dựa vào thị trường: (1) thuế và trợ cấp và (2) giấyphép phát thải có thể chuyển nhượng. Cả hai đều đòi hỏi người quản lý triển khai và giámsát kết quả, vì vậy chúng ít phân quyền hơn so với luật nghĩa vụ pháp lý hoặc để cho cácbên thỏa thuận về mức ô nhiễm. Người quản lý quy định mức giá cho ô nhiễm qua thuếhoặc trợ cấp và quy định khối lượng phát thải cho phép với giấy phép thải có thể chuyểnnhượng. Với công cụ giấy phép, thị trường sẽ quyết định giá ô nhiễm. Với mỗi chính sách,chủ thể gây ô nhiễm tự quyết định lượng ô nhiễm sẽ thải dựa trên giá ô nhiễm mà họ phảitrả. Hiện nay ở Canada việc sử dụng công cụ khuyến khích kinh tế còn hạn chế, chính phủđang dự định sử dụng chúng rộng rãi hơn.Ở Hoa kỳ, luật môi trường đã bắt đầu đưa vào nhiều loại hệ thống giấy phép phát thải cóthể chuyển nhượng. Các quốc gia khác, đặc biệt là châu Âu, lệ thuộc nhiều vào các chươngtrình thuế phát thải. Chương này sẽ khảo sát yếu tố kinh tế của thuế và trợ cấp phát thải;Chương 13 sẽ đề cập phương pháp sử dụng giấy phép phát thải có chuyển nhượng.Các nhà kinh tế học từ lâu đã ủng hộ ý tưởng đưa các chính sách khuyến khích kinh tếnhiều hơn vào các chính sách về môi trường. 1 Những chính sách này có thể đóng vai trògiúp cho các chính sách về môi trường trở nên sắc sảo hơn trong nhiều trường hợp, cũngnhư giúp làm tăng đáng kể tính hiệu quả về chi phí của các chính sách này. Nhưng chúngta cũng cần phải nhớ một điều đã được đề cập đến trước đây: Khó có một chính sách riênglẻ nào có thể được coi là chính sách tốt nhất trong mọi trường hợp. Các chính sách dựa trênđộng cơ khuyến khích kinh tế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chúng có những mặtmạnh và cũng có những mặt yếu. Những mặt mạnh thì đủ mạnh để khuyến khích người tatrông cậy vào chúng trong nhiều trường hợp. Nhưng cũng có nhiều vấn đề về môi trườngmà chúng tỏ ra không hữu ích bằng các phương pháp giải quyết khác.1Vào những năm 1930 một nhà kinh tế học đã nhấn mạnh vai trò của thuế như là một phương pháp nội hóangoại tác là A.C. Pigou. Từ đó thuế môi trường thường được gọi là thuế Pigou.Barry Field & Nancy Olewiler1THUẾ PHÁT THẢIPhương pháp đơn giản nhất dựa trên động cơ khuyến khích kinh tế để kiểm soát việc xảmột loại chất thải nào đó là cho phép một cơ quan quản lý công cộng đưa ra những khuyếnkhích về mặt tài chánh để thay đổi việc xả chất thải đó. Có thể làm được điều này bằng haicách: bằng cách đánh thuế mỗi đơn vị phát thải hoặc trợ cấp cho mỗi đơn vị chất thải đượccắt giảm.Trước hết chúng ta hãy xem xét đến thuế phát thải, đôi khi còn được gọi là “phí phát thải”.Thuế phát thải ngụ ý rằng chủ thể gây ô nhiễm có thể thải bất kỳ khối lượng chất thải bịđánh thuế nào họ muốn, nhưng họ phải trả thuế cho mỗi đơn vị phát thải (ví dụ, tấn). Vídụ, một số chính phủ chấu Âu đánh thuế hàm lượng cácbon của nhiên liệu để giảm thải khíCO2 và cải thiện vấn đề nóng lên toàn cầu. Khi thực thi thuế phát thải tác nhân xả thải phảitrả tiền cho dịch vụ môi trường – vận chuyển, pha loãng, và phân huỷ – giống như họ phảitrả tiền cho các đầu vào khác hoặc hàng hoá họ sử dụng. Mỗi khi ô nhiễm được “định giá”bởi thuế, những ai phát thải sẽ có động cơ thải ít hơn; có nghĩa là bảo tồn việc sử dụng dịchvụ môi trường của họ. Họ làm điều này bằng cách nào? Bằng bất cứ cách nào mà họ muốn(trong khuôn khổ hợp lý). Điều này nghe có vẻ như đùa bỡn nhưng thực tế chính nó lại làưu điểm của kỹ thuật này. Bằng cách để cho các đối tượng gây ô nhiễm được tự do quyếtđịnh cách nào tốt nhất để làm giảm việc xả chất thải, loại hình chính sách này nhằm sửdụng ngay chính năng lực và óc sáng tạo cũng như lòng mong muốn tối thiểu hóa chi phícủa các công ty để tìm ra cách ít tốn kém nhất để cắt giảm chất thải. Có thể áp dụng kếthợp nhiều phương án như xử lý, thay đổi quy trình sản xuất nội bộ, thay đổi các nhậplượng, tái chế, chuyển qua hướng tạo ra những sản phẩm bớt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế môi trường Trợ cấp phát thải Thuế phát thải Tiêu chuẩn phát thải Hiệu quả chi phí Chất thải hỗn hợp không đồng nhấtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 147 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 139 0 0 -
Tiểu luận môn Kinh tế môi trường: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
19 trang 76 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Huyền
48 trang 55 0 0 -
KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
194 trang 50 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - TS. Hoàng Văn Long
108 trang 48 0 0 -
Kinh tế môi trường: Câu hỏi, bài tập và trả lời
56 trang 39 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
307 trang 38 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Tổng quan kinh tế môi trường
40 trang 35 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 4: Định giá môi trường
52 trang 34 0 0 -
55 trang 32 0 0
-
Giáo trình Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Thương mại
64 trang 32 0 0 -
Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường - ThS. Phạm Thị Bích Thuỷ
6 trang 28 0 0 -
104 trang 28 1 0
-
0 trang 28 0 0
-
Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
78 trang 28 0 0 -
6 trang 27 0 0
-
Đề tài án: Xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở làng nghề Hạ Thái – Thường Tín – Hà Nội
15 trang 27 0 0 -
Môi trường và con người - Chương 5
21 trang 26 0 0 -
Tiểu luận: Du lịch biển Việt Nam
13 trang 26 0 0