Danh mục

Kinh tế tư nhân với khả năng thúc đẩy phát triển trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 327.97 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Kinh tế tư nhân với khả năng thúc đẩy phát triển trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta" nghiên cứu về vai trò của kinh tế tư nhân với khả năng thúc đẩy trình độ của lực lượng sản xuất nước ta là hết sức thiết thực. Từ đó, chúng ta có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực này để đạt được các mục tiêu vĩ mô. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế tư nhân với khả năng thúc đẩy phát triển trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta 136 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI KHẢ NĂNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TRÌNH ĐỘ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA TS. Đào Thu Hiền Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt: Từ tổng kết, đánh giá khái quát thực tiễn phát triển kinh tế đất nước sau hơn ba thập niên theo định hướng mới phù hợp hơn với các quy luật khách quan, Đảng ta đã có quan điểm phát triển trong nhận định về vai trò của kinh tế tư nhân. Rõ nét nhất là chủ trương tạo điều kiện để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp không thể phủ nhận ở nhiều lĩnh vực, song quan trọng nhất là đã tạo động lực thúc đẩy trình độ lực lượng sản xuất nước ta phát triển nhanh chóng. Cụ thể, khu vực kinh tế tư nhân không những thu hút mà còn đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hiện đại hóa tư liệu sản xuất; khuyến khích việc đổi mới, sáng tạo không ngừng nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh; nâng cao năng suất lao động vượt trội. Chính vì vậy, nghiên cứu về vai trò của kinh tế tư nhân với khả năng thúc đẩy trình độ của lực lượng sản xuất nước ta là hết sức thiết thực. Từ đó, chúng ta có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực này để đạt được các mục tiêu vĩ mô. Từ khóa: doanh nghiệp tư nhân, năng suất lao động, khoa học, công nghệ PRIVATE ECONOMY WITH THE POSSIBILITY TO DEVELOP THE LEVEL OF PRODUCTION FORCE IN VIETNAM Abstract: From the abstract and general evaluation of the country's economic development practices after more than three decades in a new direction that is more consistent with the objective laws, our Party has a development perspective in the perception of the role of private economy. The most obvious is the policy of creating conditions for the private economy to become an important driving force of the socialist- oriented market economy at the Fifth Conference of the 12th Central Committee of the Party Central Committee. The private economy has made undeniable contributions in many fields, but most importantly, it has created an impetus to push the level of our country's production forces to develop rapidly. Specifically, the private sector not only attracts but also places increasing demands on the quality of human resources; promote the application of scientific and technical advances, technology transfer and modernization of production materials; encourage continuous innovation and creativity in order to achieve efficiency in business activities; improve outstanding labor productivity. Therefore, the study of the role of the private economy with the ability to promote the level PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 137 of our country's production forces is very practical. From there, we have the basis to propose solutions to promote this positive role to achieve the macro goals. Keywords: Private enterprises, labor productivity, science and technology 1. GIỚI THIỆU Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu khách quan. Sau hơn 30 năm, từ nhận thức đến thực tiễn đổi mới, chúng ta thấy ngày càng rõ nét vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân với tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển. N ghị quyết số 10-N Q/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) là một khẳng định về sự quan tâm của Đảng và N hà nước; tuy định hướng, chủ trương đã có, song vấn đề là làm thế nào để kinh tế tư nhân bứt phá, vượt qua các rào cản, phát huy hết tiềm năng để thực sự có những đóng góp tạo nên sức bật của nền kinh tế. Về điều này, còn rất nhiều nội dung cần phải được nghiên cứu. Song trong phạm vi có giới hạn, bài viết tập trung phân tích khía cạnh phát triển kinh tế tư nhân góp phần thúc đNy trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay và một số đề xuất nhằm phát huy vai trò kinh tế tư nhân trong lĩnh vực này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: N ghiên cứu dựa trên cơ sở nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, tác giả cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm nổi bật nội dung như: phương pháp hệ thống hóa thông tin, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích và tổng hợp. 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1. Kinh tế tư nhân thu hút lực lượng lao động có trình độ cao, do đó tạo động lực cho quá trình phát triển chất lượng nguồn nhân lực Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mọi quá trình phát triển xã hội phải dựa trên việc tạo dựng một nền tảng kinh tế mới, trong đó sự phát triển lực lượng sản xuất là yếu tố quan trọng trước hết, từ đó cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất cho phù hợp. N ội dung lý luận khoa học này có giá trị bền vững mà Đảng ta vẫn lấy đó làm cơ sở nền tảng cho mọi định hướng chiến lược. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt N am tiếp tục khẳng định chủ trương xây dựng “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”[1]. Lực lượng sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất; là sự hợp thành của toàn bộ c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: