Danh mục

KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 16: TIÊU DÙNG

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.01 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ba phỏng đoán của Keynes về hàm tiêu dùng là gì? 2. Hãy mô tả bằng chứng nhất quán với các phỏng đoán của Keynes và bằng chứng không nhất quán với các phỏng đoán đó. 3. Các giả thiết về vòng đời và thu nhập thường xuyên giải quyết như thế nào về những nhóm bằng chứng xem ra mâu thuẫn nhau liên quan đến hành vi tiêu dùng? 4. Sử dụng mô hình tiêu dùng của Fisher để phân tích sự gia tăng thu nhập thời kỳ thứ hai. Hãy so sánh trường hợp người tiêu dùng đứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 16: TIÊU DÙNGChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 16 TIÊU DÙNG 1. Ba phỏng đoán của Keynes về hàm tiêu dùng là gì? 2. Hãy mô tả bằng chứng nhất quán với các phỏng đoán của Keynes và bằng chứng không nhất quán với các phỏng đoán đó. 3. Các giả thiết về vòng đời và thu nhập thường xuyên giải quyết như thế nào về những nhóm bằng chứng xem ra mâu thuẫn nhau liên quan đến hành vi tiêu dùng? 4. Sử dụng mô hình tiêu dùng của Fisher để phân tích sự gia tăng thu nhập thời kỳ thứ hai. Hãy so sánh trường hợp người tiêu dùng đứng trước ràng buộc giới hạn vay mượn với trường hợp không có giới hạn này. 5. Hãy giải thích tại sao những thay đổi tiêu dùng không thể dự đoán được nếu người tiêu dùng hành động theo giả thiết thu nhập thường xuyên và có những kỳ vọng hợp lý. ĐÁP ÁN 1. Thứ nhất, Keynes phỏng đoán rằng khuynh hướng tiêu dùng biên – tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập tăng thêm 1 đơn vị (1 đô la chẳng hạn) – nằm trong khoảng từ không đến một. Điều này có nghĩa là nếu thu nhập của một cá nhân tăng thêm một USD, cả tiêu dùng và tiết kiệm đều tăng. Thứ hai, Keynes phỏng đoán rằng tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập – được gọi là khuynh hướng tiêu dùng trung bình – giảm khi thu nhập tăng. Điều này có nghĩa là người giàu tiết kiệm một tỷ lệ cao hơn trong thu nhập của họ so với người nghèo. Thứ ba, Keynes phỏng đoán rằng thu nhập là yếu tố cơ bản quyết định tiêu dùng. Một cách cụ thể, ông tin rằng lãi suất không có ảnh hưởng quan trọng đến tiêu dùng. Một hàm tiêu dùng thoả ba phỏng đoán này là: C = C + cY. C là “tiêu dùng tự định” không đổi, và Y là thu nhập khả dụng; c là khuynh hướng tiêu dùng biên, có giá trị trong khoảng từ không đến một. 2. Bằng chứng nhất quán với các phỏng đoán của Keynes xuất phát từ các nghiên cứu về số liệu hộ gia đình và các chuỗi số liệu trong thời gian ngắn. Có hai quan sát từ số liệu hộ gia đình. Thứ nhất, những hộ gia đình có thu nhập cao hơn thì tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm nhiều hơn, hàm ý rằng khuynh hướng tiêu dùng biên nằm trong khoảng từ không đến một. Thứ hai, những hộ gia đình có thu nhập cao hơn thì tiết kiệm một tỷ lệ cao hơn trong thu nhập của họMankiw Kim Chi 49Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 so với những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, có nghĩa là khuynh hướng tiêu dùng trung bình giảm so với thu nhập. Ngoài ra còn có ba quan sát từ chuỗi số liệu ngắn hạn. Thứ nhất, trong những năm có tổng thu nhập thấp, cả tiêu dùng và tiết kiệm đều thấp, có nghĩa là khuynh hướng tiêu dùng biên nằm trong khoảng từ không đến một. Thứ hai, trong những năm có thu nhập thấp, tỷ số tiêu dùng trên thu nhập cao, hàm ý rằng khuynh hướng tiêu dùng trung bình giảm khi thu nhập tăng. Thứ ba, tương quan giữa thu nhập và tiêu dùng xem ra mạnh đến nỗi không có biến số nào khác ngoài thu nhập tỏ ra quan trọng trong việc giải thích tiêu dùng. Nhóm bằng chứng thứ nhất không ủng hộ ba phỏng đoán của Keynes xuất phát từ sự thất bại của tình trạng “đình trệ kéo dài” (secular stagnation) xảy ra sau Chiến tranh thế giới II. Dựa vào hàm tiêu dùng của Keynes, một số nhà kinh tế học kỳ vọng rằng khi thu nhập tăng lên theo thời gian, tỷ lệ tiết kiệm cũng sẽ tăng; họ sợ rằng sẽ không có đủ các dự án đầu tư có thể sinh lợi để hấp thu lượng tiết kiệm này, và nền kinh tế có thể bước vào một thời kỳ đình đốn lâu dài với thời hạn vô tận. Điều này đã không xảy ra. Nhóm bằng chứng thứ hai chống lại các phỏng đoán của Keynes xuất phát từ các nghiên cứu về chuỗi số liệu tiêu dùng và thu nhập trong thời gian dài. Simon Kuznets tìm thấy tỷ số tiêu dùng trên thu nhập ổn định từ thập niên này sang thập niên khác; nghĩa là, khuynh hướng tiêu dùng trung bình xem ra không giảm theo thời gian khi thu nhập tăng lên. 3. Cả hai giả thiết về vòng đời và thu nhập thường xuyên đều nhấn mạnh rằng độ dài thời gian liên quan đến một cá nhân thường là dài hơn một năm. Vì vậy, tiêu dùng không chỉ đơn thuần là một hàm theo thu nhập hiện tại. Giả thiết vòng đời nhấn mạnh rằng thu nhập thay đổi theo đời sống của một cá nhân; tiết kiệm cho phép người tiêu dùng chuyển một phần thu nhập ở những thời điểm có thu nhập cao trong đời sang những lúc có thu nhập thấp. Giả thiết vòng đời dự đoán rằng tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào cả hai yếu tố của cải và thu nhập, vì những yếu tố này xác định nguồn lực trong suốt cuộc đời của một người. Vì thế, chúng ta kỳ vọng hàm tiêu dùng có dạng: C = αW + βY. Trong ngắn hạn, với của cải cố định, ta có hàm tiêu dùng Keynes “theo quy ước”. Trong dài hạn, của cải gia tăng, cho nên hàm tiêu dùng ngắn hạn dịch lên trên, như thể hiện trong hình 16-1.Mankiw Kim Chi 50Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: