Danh mục

Kinh tế xanh ở Cộng hòa Liên bang Đức và một số bài học rút ra

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 521.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết bao gồm: bối cảnh thực hiện kinh tế xanh ở Đức; chính sách kinh tế xanh và những kết quả đạt được; một số bài học về thực hiện kinh tế xanh ở Đức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế xanh ở Cộng hòa Liên bang Đức và một số bài học rút ra TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG ------------------------------------------- KINH TẾ XANH Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA MỤC LỤC 1. Bối cảnh thực hiện kinh tế xanh ở Đức .................................................. 2 2. Chính sách kinh tế xanh và những kết quả đạt được ........................... 5 2.1 Báo cáo kinh tế môi trường năm 2011 .................................................. 5 2.2 Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững ....................................... 10 2.3. Chương trình hiệu quả tài nguyên...................................................... 12 2.4. Chính sách khí hậu quốc gia .............................................................. 14 2.4.1 Chương trình hành động khí hậu 2020 của Đức........................... 14 2.4.2 Kế hoạch hành động một nước Đức không phát thải khí nhà kính vào năm 2050 ........................................................................................ 15 2.5. Kế hoạch hành động quốc gia về hiệu quả năng lượng ..................... 15 2.6. Các chính sách phát triển kinh tế xanh .............................................. 16 2.7 Những kết quả đạt được ...................................................................... 18 2.7.1 Lĩnh vực năng lượng tái tạo.......................................................... 18 3. Một số bài học về thực hiện kinh tế xanh ở Đức ................................. 23 3.1 Thực hiện phát triển bền vững ............................................................ 23 3.2 Chính sách hiệu quả tài nguyên .......................................................... 24 3.3 Lĩnh vực năng lượng ........................................................................... 24 3.3.1 Chính sách thuế năng lượng ......................................................... 24 3.3.2 Chính sách hiệu quả năng lượng .................................................. 26 3.3.3 Một số vấn đề khác ....................................................................... 26 TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 1   1. Bối cảnh thực hiện kinh tế xanh ở Đức Ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn của thế kỷ 21. Nhiệt độ trung bình trái đất liên tục tăng do sự gia tăng khí nhà kính và tác động của việc tăng nhiệt độ trái đất ngày càng rõ ràng. Nếu nhiệt độ trái đất vẫn tiếp tục gia tăng không kiểm soát và nó có thể vượt quá khả năng thích ứng của các hệ thống tự nhiên, quản lý và xã hội. Đức và Liên minh Châu Âu tiếp tục nỗ lực cho một thỏa thuận khí hậu toàn diện nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu dưới 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trên bình diện quốc tế, Chính phủ Đức đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình thực hiện các chính sách khí hậu quốc tế. Đức đã tổ chức thành công đối thoại khí hậu Petersburg hàng năm. Đây là một sáng kiến do bà Angela Merkel đưa ra sau các cuộc đàm phán khí hậu tại Copenhagen năm 2009. Đối thoại Petersburg quy tụ các bộ trưởng môi trường từ các nước phát triển, vừa được công nghiệp hóa cũng như các nước đang phát triển cho các cuộc thảo luận mở nhằm mục đích thúc đẩy mạnh mẽ những kết quả đàm phán khí hậu quốc tế. Trong những thập kỷ qua, Đức là trung tâm công nghiệp của châu Âu và là một nền kinh tế lớn thứ ba trong các nước OECD, đã chủ động phát triển các chính sách môi trường đầy tham vọng trên cả phương diện trong nước và quốc tế. Khung pháp lý về môi trường mạnh của Đức tạo vị thế cho đất nước này không chỉ tiên phong trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, mà còn là một ví dụ điển hình về thúc đẩy nền kinh tế carbon thấp có tính cạnh tranh so với các nền kinh tế phát triển khác. Mô hình phát triển kinh tế xanh ở Đức là sự hài hòa giữa bảo vệ tài nguyên và môi trường, khí hậu với phát triển kinh tế và công bằng xã hội (GIZ, 2012). Chính phủ khuyến khích hỗ trợ nền kinh tế xanh tạo ra việc làm xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Các chính sách tăng trưởng xanh ở Đức được phát TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 2   triển trên nền tảng thực hiện phát triển bền vững phối hợp với các chính sách khí hậu nhằm thực hiện các mục tiêu tham vọng về giảm phát thải khí nhà kính của mình, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách phát triển năng lượng tái tạo. Đức đang thực hiện việc chuyển đổi hệ thống năng lượng của mình và đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng trong việc giảm lượng khí thải: giảm phát thải khí nhà kính tác động 40% vào năm 2020, 55% vào năm 2030, 70% vào năm 2040 và mục tiêu giảm phát thải 80-95% vào năm 2050, so với năm 1990. Khái niệm năng lượng dài hạn được đưa ra nhằm xác định cách thức để đạt được các mục tiêu đề ra. Khái niệm năng lượng này được công nhận trên toàn thế giới như là một công cụ độc đáo và được coi như một hướng dẫn chính sách năng lượng giúp hiện thực hóa những nỗ lực thực hiện cam kết khí hậu của các quốc gia khác và mang ý nghĩa cả về kinh tế cũng như về mặt chính sách. Chính phủ Đức cũng hỗ trợ các mục tiêu tham vọng của liên minh Châu Âu. Với vai trò chủ tịch Liên minh Châu Âu nửa đầu của năm 2007, Liên minh Châu Âu đã cam kết giảm 20% lượng phát thải so với năm 1990 và mục tiêu sẽ tăng lên 30% nếu các nước công nghiệp khác thực hiện các nỗ lực tương tự và các nền kinh tế mới nổi cũng như các nước đang phát triển có đóng góp đầy đủ thực hiện cam kết quốc tế về khí hậu. Năm 1989, khái niệm kinh tế xanh lần đầu tiên được đưa ra trong các cuộc thảo luận chính trị quốc gia, với 05 mục tiêu cụ thể: - Giảm phát thải khí nhà kính - 100% tái chế theo chu t ...

Tài liệu được xem nhiều: