Danh mục

Kỹ năng thu thập, nghiên cứu và sử dụng chứng cứ của luật sư trong các vụ án hành chính

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.43 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong xã hội phát triển, việc giải quyết khiếu kiện bằng con đường Tòa án đối với các quyết định, hành vi hành chính là một đòi hỏi khách quan mà nhà nước cần đáp ứng. Do vậy đã xuất hiện luật sư tham gia tranh tụng cũng như giúp đỡ người dân về những khía cạnh pháp lý khác trong các vụ việc về hành chính được giải quyết tại Tòa án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng thu thập, nghiên cứu và sử dụng chứng cứ của luật sư trong các vụ án hành chính Kỹ năng thu thập, nghiên cứu và sử dụng chứng cứ của luật sư trong các vụ án hành chính Trong xã hội phát triển, việc giải quyết khiếu kiện bằng con đường Tòa án đối với các quyết định, hành vi hành chính là một đòi hỏi khách quan mà nhà nước cần đáp ứng. Do vậy đã xuất hiện luật sư tham gia tranh tụng cũng như giúp đỡ người dân về những khía cạnh pháp lý khác trong các vụ việc về hành chính được giải quyết tại Tòa án. MỤC LỤC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU PHẦN II : - HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH THU THẬP NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ - Điều tra xác minh, thu thập chức cứ 1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc điều tra, xác minh thu thập chứng cứ của luật sư 2. Nội dung của việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử 3. Các công việc chính khi điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ · Yêu cầu đương sự cung cấp bổ sung chứng cứ, tài liệu và trình bày những vấn đề cần thiết · Xác minh tại chỗ · Đề nghị trưng cầu giám định hoặc nhờ giám định 4. Các yêu cầu khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 5. Nội dung của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án.  Tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện  Tài liệu chứng cứ do người bị kiện cung cấp  Tài liệu, chứng cứ do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp  Tài liệu do cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp  Tài liệu, chứng cứ do tòa án thu thập được  Tài liệu chứng cứ do luật sư tự điều tra, xác minh, thu thập 6. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính PHẦN III: KẾT LUẬN PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội phát triển, việc giải quyết khiếu kiện bằng con đường Tòa án đối với các quyết định, hành vi hành chính là một đòi hỏi khách quan mà nhà nước cần đáp ứng. Do vậy đã xuất hiện luật sư tham gia tranh tụng cũng như giúp đỡ người dân về những khía cạnh pháp lý khác trong các vụ việc về hành chính được giải quyết tại Tòa án. Sự tham gia của luật sư trong vụ án hành chính là có thể hiểu toàn bộ những hoạt động tố tụng của Luật sư với tư cách là một thành phần tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính nhằm đại diện hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Quá trình đó gồm có các giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử vụ án, xét xử sơ thẩm vụ án, thi hành án, xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm… trong đó luật sư có thể được mời tham gia từ bất cứ giai đoạn nào trong đó song xét về tính chất, việc tham gia của luật sư trong quá trình chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính là một trong những hoạt động thể hiện được rõ nét vai trò của luật sư và quyết định phần lớn tới sự thành công trong việc giải quyết vụ án hành chính của luật sư. Như vậy, nghiên cứu để đi tới áp dụng một cách thuần thục những kỹ năng, và được thể hiện bởi các hoạt động cụ thể của luật sư, trong giai đoạn chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính để bảo vệ cho khách hàng của mình là một đòi hỏi bắt buộc đối với các luật sư. Nó không chỉ là giai đoạn tiếp theo mang tính thủ tục của việc khởi kiện vụ án hành chính mà việc chuẩn bị này sẽ trực tiếp tác động đến chất lượng tham gia phiên tòa sơ thẩm của luật sư. Bài viết này do vậy đặt vấn đề nghiên cứu một cách trực tiếp về hoạt động của luật sư trong giai đoạn chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính. PHẦN II HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH THU NHẬP NHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ ii Điều tra xác minh, thu thập chứng cứ 2.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc điều tra, xác minh thu thập chứng cứ của luật sư Việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ của luật sư là tổng thể các hoạt động tham gia tố tụng của luật sư nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án qua đó xác lập các căn cứ cần thiết, khách quan trong việc đưa ra các đề xuất giải quyết đúng đắn vụ án hành chính. Mục đích của việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính là giúp luật sư làm rõ sự thật khách quan, diến biến các tình tiết của vụ án. Trường hợp luật sư được mời tham gia sau khi vụ án đã được tòa án thụ lý, các công việc này, kết hợp vối một loạt các hoạt động khác, sẽ giúp luật sư hệ thống từ đầu các tình tiết liên quan cũng như điều tra và thu thập thêm được những chứng cứ cần thiết. Đối với các luật sư tham gia giúp đỡ khách ngay từ khi trước khi khởi kiện, những công việc này vẫn rất cần thiết vì nó là sự bổ sung chứng cứ cho luật sư trong giải quyết vụ việc, củng cố các tài liệu, lý lẽ để đạt được hiệu quả tham gia tốt nhất tại phiên tòa. Các hoạt động này thực sự thiết yếu, đảm bảo chất lượng tham gia của luật sư trong cả quá trình tố tụng nói chung cũng như trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nói riêng. 2.2 Nội dung của việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Khi chuẩn bị cho một phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính, người luật sư cần xác định cho mình một loạt những vấn đề cụ thể để điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ mà cụ thể là:  Trả lời câu hỏi về sự phù hợp với các quy định pháp luật của yêu cầu khởi kiện.  Xác định quan hệ giữa các đương sự, từ đó có định hướng nhất định trong việc điều tra xác minh, thu thập chứng cứ.  Có thiệt hại xảy ra do các quyết định, hành vi hành chinh bị kiện gây ra hay không, mức độ thiệt hại, người khởi kiện có yêu cầu được bồi thường thiệt hại hay không.  Năng lực chủ thể của người khởi kiện  Xác định vị trí, vai trò của những người tham gia tố tụng; xác định những thành phần không thể thiếu trong vụ án để lấy lời trình bày hoặc cần thiết thì yêu cầu tòa án triệu tập… 2.3 ...

Tài liệu được xem nhiều: