Danh mục

Kỹ Thuật Sinh Sản Chồn Nhung Đen

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.09 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chồn nhung đen là loại động vật có vú, số lượng của bầy đàn phụ thuộc vào tốc độ sinh sản cũng như tỷ lệ tử vong cao hay thấp, tỷ lệ chồn đực chồn cái, số lần phát dục, số lượng chồn mỗi lần sinh, tỷ lệ mang thai; điều kiện dinh dưỡng, nguồn thức ăn… Khi nuôi dưỡng chồn nhung đen, phải tạo điều kiện môi trường sinh trưởng và phát dục thuận lợi, cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để có một đàn chồn lớn, có sức sinh sản tốt....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ Thuật Sinh Sản Chồn Nhung Đen Kỹ Thuật Sinh Sản Chồn Nhung Đen Chồn nhung đen là loại động vật có vú, số lượng của bầy đàn phụ thuộc vào tốc độ sinh sản cũng như tỷ lệ tử vong cao hay thấp, tỷ lệ chồn đực chồn cái, số lần phát dục, số lượng chồn mỗi lần sinh, tỷ lệ mang thai; điều kiện dinh dưỡng, nguồn thức ăn… Khi nuôi dưỡng chồn nhung đen, phải tạo điều kiện môi trường sinh trưởng và phát dục thuận lợi, cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để có một đàn chồn lớn, có sức sinh sản tốt. I. Phân Biệt Con Đực Và Con Cái Để phân biệt chồn nhung đen đực và hồn nhung đen cái, dùng tay trái tóm nhẹ vào gáy của chồn, dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vai trái, dùng 4 ngón còn lại tóm chặt vai phải và vùng ngực của chồn, nhẹ nhàng xách chồn lên (lúc này nên tránh đè vào vùng bụng), nâng sao cho vùng bụng hướng lên trên, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng có bộ phận sinh dục, quan sát hình dạng của nó xem có dương vật hay là âm hộ. Có dương vật là con đực, có âm hộ là con cái. II. Chọn Giống - Phải chọn chồn giống khỏe mạnh, có nhiều ưu thế làm con giống. Đặc điểm để chọn chồn giống là: + Thể hình đầy đặn, béo tốt, khỏe mạnh, xương cốt chắc chắn, cứng cáp, toàn thân có lông một mày đen tuyền và bóng mượt, lông dày đều và sạch sẽ. + Chồn lanh lợi, hoạt bát, vùng đầu tròn đều, cổ ngực bụng săn chắc, tứ chi đầy đủ, có lực và không bị biến dạng: mắt đen và sáng, không bị ghèn mắt, mũi ướn ướt, không có hiện tượng rụng lông, hô hấp bình thường, da mềm mại và có tính đàn hồi, không bị bệnh ngoài da, không có bọ. + Con đực khỏe mạnh, sức ăn khá tốt, khả năng chống bệnh khá tốt, bộ phận sinh dục phát triển tốt, hai tinh hoàn vừa to vừa cân đối với nhau, dương vật phát triển bình thường, khả năng phối giống tốt, tính tình hiền lành, dễ thuần hóa. + Con cái có thể trạng khỏe mạnh, sức ăn tốt, sức kháng bệnh cao, âm hộ phát triển bình thường và sạch sẽ, hai vú phát triển tốt, đầu núm vú nhô hẳn ra ngoài, tỷ lệ mang thai và sinh con thành công cao, phát triển bình thường, tính tình hiền lành và có nhiều sữa. III. Phôi Giống 1. Thời gian phối giống - Thời kỳ giao phối đầu tiên của chồn diển ra khi chồn được 40 – 60 ngày tuổi (đối với chồn cái) và 70 – 71 ngày tuổi (đối với chồn đực). Thời gian giao phối của chồn cái kéo dài 12 – 18 ngày. - Để duy trì được ưu điểm của chồn bố mẹ thì phải đợi đến khi cơ quan sinh dục của chồn phát triển hoàn thiện, sau khi hoàn thành thành thục mới cho giao phối, nếu cho giao phối quá sớm, chồn con trong quá trình sinh trưởng sẽ có những ảnh hưởng không tốt. - Thường thì chồn cái sau khi sinh được 2 – 3 tháng; chồn đực được 3 – 4 tháng, thì có thể cho giao phối. - Trong thời kỳ giao phối, chồn cái thường có nhu cầu giao phối từ 1 – 18 tiếng, trung bình là 9 tiếng đồng hồ, thường là từ 5h chiều đến 5h sáng hôm sau, giao phối vào buổi đêm thì hiệu quả rất tốt. Khi sắp hết thời gian mà con cái có nhu cầu giao phối thì thường là con cái sẽ bài tiết ra trứng, do đó, nếu chọn đúng thời gian này là tốt nhất, có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai. - Tiêu chí phối giống thành công: trong lúc phối giống, phải chú ý tình hình chồn đực theo đuổi chồn cái như thế nào, chồn cái nếu tỏ ra thân mật có nghĩa là chồn cái đồng ý giao phối, nhưng nếu chồn cái không muốn giao phối sẽ kháng cự lại chồn đực đang đuổi theo mình, thậm chí là chống cự quyết liệt. - Cách phân biệt giao phối thành công: sau khi giao phối phải xem cửa âm đạo của chồn cái có cái nắp giống như làm bằng keo dính hay không, đây là hỗn hợp giữa dịch của con cái và tinh dịch của chồn đực. Nhưng cái nắp ở cửa mình của chồn cái này, có lúc do chồn cái vận động quá mạnh mà bị rơi mất. Lúc cần thiết thì có thể kiểm tra trong âm đạo của chồn cái xem có tinh trùng hay không, từ đó xác định được là giao phối đã thành công hay không? Tách riêng chồn đực, chồn cái phát dục để có thể giao phối một lần là thành công. - Khi nuôi 1 đàn lớn phải áp dụng phương pháp cho 1 – 2 chồn đực giao phối với 3 – 4 chồn cái, nhưng phải chú ý không để 2 chồn đựng cùng tranh nhau giao phối với chồn cái, nếu không sẽ xảy ra xung đột dẫn đến gây thương tích, ảnh hưởng không tốt đến việc phối giống. Nếu là phối giống để làm tăng số lượng của đàn chồn có quy mô nhỏ thì có thể cho từng cặp chồn giao phối với nhau, nếu như chồn cái vẫn đang trong thời kỳ nuôi con thì phải đợi đến sau khi chồn con dứt sữa mới đem đi phối giống, hoặc ngay sau khi chồn mẹ vừa sinh con xong khoảng nửa ngày thì đưa chồn đực vào chuồng, đợi đến khi chồn cái động đực thì lập tức cho giao phối ngay, giao phối vào thời điểm này có tỷ lệ thành công cao, có thể nâng cao tỷ lệ sinh sản. 2. Phương pháp giao phối giống a. Phương pháp phối giống cận huyết - Phương pháp phối giống này là phương pháp sinh sản ra đời chồn con cùng huyết thống với các đời chồn trước. Đợi khi chồn đực đã thành thục, chia thành từng nhóm: 1 đực : 1 cái; 1 đực : 2 cái; 1 đực : 3 cái, rồi cho giao phối tự do với nhau, chồn con sinh ra cũng chia thành 3 nhóm tương ứng rồi cho giao phối với nhau, sau mấy đời sinh sản như thế thì cho kết quả sinh sản như sau: + Nhóm gồm 1 đực : 1 cái: - Với phương pháp phối giống này thì mỗi lần mang thai sinh được trung bình 3,5 chồn con, chồn con sống đến sau khi dứt sữa là 100%. - Nhóm 1 đực: 2 cái và 1 đực : 3 cái cho kết quả là: mỗi lần mang thai trung bình sinh được 3 chồn con. Nhưng sau nhiều tuần quan sát thì sẽ thấy có xuất hiện hiện tượng không tốt như: dị dạng, thoái hóa giống, không thể sinh sản ra loài chồn nhung đen có màu lông toàn thân đen tuyền nữa, hơn nữa càng về sau thì dị biến càng nhiều. - Do đó, trong quá trình nuôi dưỡng, phát triển đàn chồn phải chú ý không cho giao phối cận huyết. b. Phương pháp phối giống không cận huyết - Phương pháp phối giống không cận huyết có nghĩa là cho phối giống giữa chồn đực và chồn cái có họ xa, không có huyết thống gần gũi. Lựa chọn chồn đực và chồn cái khỏe mạnh, thành thục, có tuổi tương đương, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khỏe mạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: