Danh mục

Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh - Phần 1

Số trang: 244      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.88 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của "Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh" gồm những nội dung về: đồng chí Lê Quang Đạo với vấn đề xây dựng nền dân chủ và pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đồng chí Lê Quang Đạo - nhà chính trị, quân sự tài năng của Đảng, Quân đội và cách mạng Việt Nam; đồng chí Lê Quang Đạo - nhà chính trị, quân sự song toàn;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh - Phần 1 ĐỒNG CHÍ LÊ QUANG ĐẠO VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ QUÊ HƯƠNG BẮC NINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA BAN TUYÊN GIÁO VĂN PHÒNG TỈNH ỦY HỒ CHÍ MINH TRUNG ƯƠNG QUỐC HỘI BẮC NINH ĐỒNG CHÍ LÊ QUANG ĐẠO VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ QUÊ HƯƠNG BẮC NINH KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hà Nội – 2021 1 ĐỒNG CHÍ LÊ QUANG ĐẠO VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Đồng chí NGUYỄN THỊ THANH Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương H ơn 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Quang Đạo đã có nhiều cống hiến to lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau như công tác đảng, công tác chính trị, tuyên huấn trong Quân đội, hoạt động của Quốc hội, công tác Mặt trận. Quá trình công tác phong phú đó đã hình thành nên ở đồng chí những quan điểm sâu sắc về việc xây dựng nền dân chủ và pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 1. Quan điểm của đồng chí Lê Quang Đạo về dân chủ và pháp luật xã hội chủ nghĩa Qua quá trình khảo sát thực tế về tình hình thực thi dân chủ cơ sở ở địa phương vào những năm cuối thập niên 1990, đồng chí Lê Quang Đạo đã khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ ta, là truyền thống của dân tộc và là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh1. Nền dân chủ xã hội _______________ 1. “Dân chủ là sức mạnh của chế độ”, in trong Lê Quang Đạo: Tuyển tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.813-819. 2 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA chủ nghĩa tức là quyền làm chủ phải thực sự thuộc về nhân dân mà đại đa số là nhân dân lao động, do đảng chân chính của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đó là sức mạnh chính của chế độ xã hội chủ nghĩa1. Từ thực tiễn hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội và qua hoạt động của Quốc hội - cơ quan đại diện của nhân dân, đồng chí Lê Quang Đạo khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua hai hình thức là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Hai hình thức này không thể tách rời nhau. Có những vấn đề cần được giải quyết bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, đặc biệt là những vấn đề ở cơ sở, gắn bó trực tiếp với quyền, lợi ích của nhân dân, phải bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân qua quyền làm chủ trực tiếp ở cơ sở2. Về dân chủ đại diện, điều quan trọng trước hết là cần phải coi trọng và phát huy được vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đồng chí khẳng định, Quốc hội, kể từ khi được lập ra đã có một vị trí rất quan trọng, là cơ quan thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Nhưng để dân chủ đại diện phát huy được vai trò thì trước khi Quốc hội quyết định, Quốc hội phải lắng nghe được các ý kiến của nhân dân3. Tuy nhiên, đồng chí Lê Quang Đạo cũng khẳng định, dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Vì vậy, để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân lao động, để thực hiện rộng rãi và đầy đủ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì phải xúc tiến hoàn chỉnh hệ thống pháp luật xã hội chủ _______________ 1. Xem “Thư gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng”, ngày 12/4/1996, in trong Lê Quang Đạo: Tuyển tập, Sđd, tr.445-446. 2. Xem Lê Quang Đạo: Tuyển tập, Sđd, tr.442-443. 3. Xem “Dân chủ là sức mạnh của chế độ”, in trong Lê Quang Đạo: Tuyển tập, Sđd, tr.813-819. ĐỒNG CHÍ LÊ QUANG ĐẠO VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ QUÊ HƯƠNG BẮC NINH 3 nghĩa, để Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và theo pháp luật trên tất cả các lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Như vậy, để xây dựng nền dân chủ, theo Chủ tịch Lê Quang Đạo việc đầu tiên là xây dựng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mà trong đó nhiệm vụ lập hiến, lập pháp là nhiệm vụ quan trọng nhất của Quốc hội vì chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm điều này. Đồng chí cũng nhấn mạnh rằng cần khẩn trương từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của Nhà nước và làm sao các luật đã ban hành mau đi vào cuộc sống, mau có hiệu lực. Đi đôi với ban hành các luật phải có ngay các văn bản dưới luật cần thiết đi kèm theo của Chính phủ mới có thể thực hiện được. 2. Đồng chí Lê Quang Đạo và việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Ngày 17/6/1987, tại phiên họp thứ nhất Quốc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: