Danh mục

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay (Tập 1) - Phần 2

Số trang: 654      Loại file: pdf      Dung lượng: 18.23 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (Tập 1)" cung cấp đến bạn đọc những bài viết về: giải mã “Tây minh truyện” trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, từ đặc trưng tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc; tìm hiểu vấn đề trượng nghĩa trong truyện Lục Vân Tiên và giá trị của nó đối với xã hội hiện nay;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay (Tập 1) - Phần 2 215 PHẦN THỨ BA NH THƠ LỚN, VỊ THẾ, GIÁ TRỊ V VĂN BẢN TÁC PHẨM 216 217 GIẢI MÃ “TÂY MINH TRUYỆN” TRONG LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TỪ ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI TRUNG QUỐC PGS.TS. TRẦN LÊ BẢO* Tóm tắt: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Cùng với nhiều sáng tác khác, truyện thơ Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm lớn của ông được truyền tụng rộng rãi không chỉ ở Nam Bộ, Việt Nam mà cả trên thế giới. Từ “Tây minh truyện” trong phần mở đầu truyện Lục Vân Tiên đã đặt ra nhiều điều cần trao đổi đối với các nhà khoa học lâu nay. “Tây minh truyện” là bộ tiểu thuyết nào trong kho tàng tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc? Thứ nữa là khái niệm “truyện” của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc vô cùng phức tạp. Nó có quá trình phát triển dài lâu để dần hình thành cái gọi là tiểu thuyết chương hồi, hay còn gọi là tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Những yêu cầu về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi; đặc trưng thẩm mỹ của tiểu thuyết cổ điển này bao gồm tính truyền kỳ, nghệ thuật bạch miêu, truyền thần và ý cảnh... trở thành tiêu chí của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Từ những tiêu chí này, so sánh với truyện thơ Lục Vân Tiên để thấy những tiếp nhận và sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu trong quá trình sáng tác, thể hiện tư tưởng nghệ _______________ * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Liên hệ: tranlebaohn@gmail.com 218 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY thuật độc đáo của tác giả mang hơi thở thời đại và tâm hồn hào sảng của người dân Nam Bộ. Từ khóa: Tây minh truyện; Tiểu thuyết chương hồi; So sánh văn hóa. DECODING TAY MINH TALE IN LỤC VÂN TIÊN BY NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, FROM THE CHARACTERISTIC OF CHINESE CHAPTER NOVELS Abstract: Nguyễn Đình Chiểu was a famous patriotic poet in Southern Vietnam in the early 19th century. Like many others, Nôm-script poetic story Lục Vân Tiên is one of his famous works, widely circulated not only in southern Vietnam but all over the world. The term “Tây minh truyện (Ximing Zhuan/The Story of Ximing)” in Lục Vân Tiêns opening story has caused much discussion and debate among scholars. Tây Minh Truyện is which novel in the treasure house of Chinese novels? In addition, the concept of “Truyện (Zhuan/story)” in Chinese novels is extremely complex. After a long development process, “Truyện” gradually formed the so-called novels, also known as Chinese classical Chinese novels. The content and artistic requirements of Chinese novels, the aesthetic characteristics of legendary mentality, pure descriptiveness, expressiveness and artistic conception transmission have become the standards of Chinese classical novels. The author of this paper compares these standards with the Nôm-script poetic story Lục Vân Tiên, we can see Nguyễn Đình Chiểus acceptance and creativity in the composition process, expressing the authors unique artistic concept with KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 219 the breath of the times and the single-mindedness of the South Vietnamese people. Keywords: Tây minh truyện; Chinese novels; Comparison on culture. Toàn văn N guyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Cùng với nhiều sáng tác khác, truyện thơ Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được truyền tụng rộng rãi không chỉ ở Nam Bộ, Việt Nam và mà trên thế giới. Về khái niệm “Tây minh truyện” trong phần mở đầu truyện Lục Vân Tiên đã đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi đối với các nhà khoa học lâu nay. “Tây minh truyện” là bộ tiểu thuyết nào trong kho tàng tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc? Thứ nữa là khái niệm “truyện” của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc vô cùng phức tạp. Nó có quá trình phát triển dài lâu để dần hình thành cái gọi là tiểu thuyết chương hồi, hay còn gọi là tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Trong bài viết này, chúng tôi đi từ những yêu cầu về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi; đặc trưng thẩm mỹ của tiểu thuyết cổ điển này bao gồm tính truyền kỳ, nghệ thuật bạch miêu, truyền thần và ý cảnh...; từ đó, so sánh với truyện thơ Lục Vân Tiên để thấy những tiếp nhận và sáng tạo của Nguyễn Đình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: