Danh mục

Kỷ yếu Hội thảo lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam – Chuyên đề 2: Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

Số trang: 115      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.06 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (115 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỷ yếu thông tin đến quý độc giả một số bài viết như: phát triển các mô hình sinh kế nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu; cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp... Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo kỷ yếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ yếu Hội thảo lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam – Chuyên đề 2: Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƢƠNG TRÌNH KHCN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 KỶ YẾU HỘI THẢO LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ 2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Nam Định, 7/2019 1 MỤC LỤC Báo cáo đề dẫn phiên chuyên đề “phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn” ............... 1 Xây dựng chuỗi giá trị gắn với thị trƣờng trong bối cảnh hội nhập ................................ 7 Chuyển dịch lao động việc làm nông thôn việt nam hiện nay: thực trạng, định hƣớng và giải pháp ........................................................................................................ 16 Phát huy vai trò của khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới .................... 46 Thực trạng hệ thống logistics phục vụ chuỗi giá trị nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ................................................................................................................ 63 Đẩy mạnh thực hành nông nghiệp tốt nhằm nâng cao chất lƣợng và an toàn thực phẩm .............................................................................................................................. 74 Phát triển du lịch nông thôn: thực trạng, điển hình và kiến nghị .................................. 82 Phát triển các mô hình sinh kế nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu .................... 91 Cải thiện môi trƣờng kinh doanh hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp .......................................................................................................................... 107 2 BÁO CÁO ĐỀ DẪN PHIÊN CHUYÊN ĐỀ “PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN” TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn1 I. Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn cho thấy tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia thƣờng đi liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Trong quá trình đó, nông nghiệp thƣờng là lĩnh vực tiên phong trong quá trình đổi mới, nền tảng trong quá trình phát triển, trụ đỡ trong các giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế. Xu hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn đó là tăng quy mô sản xuất, rút lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, tăng chế biến và giá trị gia tăng của sản phẩm, sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và phù hợp theo hƣớng tăng hàm lƣợng vốn, khoa học công nghệ, giảm hàm lƣợng sử dụng lao động và sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên (đất đai, nƣớc, tài nguyên tự nhiên khác)… Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế, nhƣng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, công cụ hiệu quả để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển vì ngƣời nghèo. Kinh nghiệm phát triển của các nƣớc trên thế giới cho thấy nƣớc nào bỏ quên nông nghiệp trong quá trình phát triển thì kinh tế phát triển chậm, thậm chí tụt hậu2. Đồng thời, chuyển đổi cấu trúc nông nghiệp, nông thôn cũng không đƣơng nhiên diễn ra nếu thiếu chính sách phù hợp. Tổng kết kinh nghiệm của 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 300 năm vừa qua cho thấy chỉ có dƣới 40 nƣớc chuyển đổi cấu trúc nông nghiệp, nông thôn thành công và kèm theo đó là thành công trong chuyển đổi cấu trúc kinh tế nói chung3. Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, định hƣớng phát triển và chính sách là những yếu tố rất quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, cần phải thúc đẩy tối đa sức sản xuất nông nghiệp, đổi mới triệt để các hình thức tổ chức, nâng cao hàm lƣợng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng của sản phẩm; định hƣớng đầu tƣ và huy động doanh nghiệp vào việc tận dụng lực lƣợng lao động rút ra từ lĩnh vực nông nghiệp; hệ thống tài chính phải định hƣớng nguồn vốn đầu tƣ vào ngành nông nghiệp và vào phát triển sản xuất. Giai đoạn chuyển đổi và đổi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn hƣớng đến các giải pháp tạo việc làm ở nông thôn bằng cách phát triển nông nghiệp giá trị cao, thâm dụng lao động và liên kết chặt chẽ với khu vực phi nông nghiệp. Cùng với đó là thích ứng với những thách thức của toàn cầu hóa, đổi mới thể chế về thị trƣờng quốc tế, sự phát triển của khoa học công nghệ, và ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. 1 Viện trƣởng Viện Chính sách và Chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn 2 Phần lớn nƣớc có tăng trƣởng nông nghiệp trên 3%/năm thì cũng đạt tăng trƣởng kinh tế trên 5%/năm. Ngƣợc lại, những nƣớc có tăng trƣởng nông nghiệp dƣới 1%/năm thì tăng trƣởng chung chỉ ở mức dƣới 3%/năm, trừ những nƣớc phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, khoáng sản thô hoặc những nƣớc có quy mô quá nhỏ cả về diện tích và dân số, thƣờng theo mô hình “Nhà nƣớc đô thị” nhƣ Singapore. 3 Timmer 1988 1 II. Cơ sở về thực tiễn Với điều kiện là một quốc gia có lợi thế so sánh đặc biệt về nông nghiệp trên nhiều khía cạnh về tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình…) và truyền thống sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, Việt Nam đã trải qua 30 năm đổi mới thành công theo định hƣớng thị trƣờng. Khu vực nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định kinh tế xã hội: đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm và thu nhập cho gần 70% dân cƣ, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo… Trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi cấu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: