Danh mục

Lãi suất trần trong hoạt động cho vay tiêu dùng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 927.46 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung phân tích nội dung liên quan tới lãi suất cho vay tiêu dùng, thông qua việc tiếp cận các quy định về lãi suất trần của một số quốc gia đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, cũng như những chính sách quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lãi suất trần trong hoạt động cho vay tiêu dùng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ LÃI SUẤT TRẦN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LIÊN ĐĂNG PHƢỚC HẢI ĐOÀN THỊ KIỀU NGA Ngày nhận bài:18/05/2022 Ngày phản biện: 25/05/2022 Ngày đăng bài: 30/06/2022 Tóm tắt: Abstract: Tại nhiều quốc gia, việc kiểm soát Controlling lending interest rates lãi suất cho vay luôn được chú trọng nhằm must be prioritized in many nations in order bảo vệ người tiêu dùng, cũng như trật tự xã to safeguard consumers and societal order. hội. Bài viết này tập trung phân tích nội This article examines several nations’ dung liên quan tới lãi suất cho vay tiêu regulations on ceiling interest rate for dùng, thông qua việc tiếp cận các quy định consumer lending, as well as consumer về lãi suất trần của một số quốc gia đối với lending management policies, thereby hoạt động cho vay tiêu dùng, cũng như providing proposals to enhance Vietnam’s những chính sách quản lý hoạt động cho legal framework. vay tiêu dùng ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý tại Việt Nam. Từ khóa: Keywords: Cho vay tiêu dùng, lãi suất, lãi suất Consumer lending, interests, ceiling trần. interest rate. 1. Quan niệm về hoạt động cho vay tiêu dùng và lãi suất trần trong hoạt động cho vay tiêu dùng 1.1. Cho vay tiêu dùng Trong xã hội hiện đại, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ngày càng nâng cao. Các nhu cầu này cũng không ngoại lệ đối với những cá nhân có mức thu nhập thấp, chưa ổn định trong xã hội. Tín dụng tiêu dùng ra đời cho phép các cá nhân, hộ gia đình giải quyết các vấn đề thanh khoản nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người trong  ThS., Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM; Email: haildp@uel.edu.vn.  Công ty Luật LH Legal; Email: kieunga031299@gmail.com.  Ghi chú: Tải bài viết toàn văn tại địa chỉ: http://tapchi.hul.edu.vn. 65 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 51/2022 cuộc sống hàng ngày. 1 Từ đó, góp phần quan trọng trong việc kích thích tiêu dùng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Cho vay tiêu dùng là một hình thức của hoạt động cho vay. Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Luật CTCTD) tại Việt Nam, cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi2. Theo Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thì, cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ô tô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.3 Dưới góc độ so sánh, thuật ngữ cho vay tiêu dùng sẽ được tiếp cận khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Ví dụ đối với Tây Ban Nha, cho vay tiêu dùng được hiểu là các khoản vay cho việc mua lại hàng hóa dịch vụ lâu bền và không lâu bền (xe máy, hàng điện tử,...). Còn theo pháp luật Pháp, cách tiếp cận cho vay tiêu dùng căn cứ dựa trên tiêu chí hạn mức thấu chi. Theo đó, hoạt động cho vay tiêu dùng là các khoản vay thấu chi hoặc lên đến tối đa là EUR 1,524.00 hoặc các khoản cho vay khác lớn hơn EUR 1,524.00, là một hình thức tín dụng tuần hoàn tạo điều kiện cho cá nhân trả góp.4 Dù có nhiều cách tiếp cận đối với vay tiêu dùng, nhưng nhìn chung hoạt động cho vay tiêu dùng có một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, là việc cấp tín dụng dưới hình thức trả góp. Thứ hai, tài sản mua được từ tiền vay vẫn thuộc sở hữu của người vay, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận tài sản mua từ tiền vay là tài sản bảo đảm. Thứ ba, khoản tiền vay thường bị giới hạn, mục đích mua hàng hóa phục vụ hoạt động tiêu dùng hàng ngày, chứ không nhằm mục đích kinh doanh. Theo cách thông thường, người vay sẽ tìm đến các nguồn tín dụng chính thống như ngân hàng hay các nguồn tín dụng ngoài kiểm soát như các tổ chức cho vay ngoài xã hội. 1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Mô hình hoạt động của các công ty tài chính-kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Tài liệu thuyết trình khoa học tại TP.HCM, tháng 7/2013. 2 Xem khoản 16 Điều 4 Luật CTCTD. 3 Xem định nghĩa tại Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng. 4 Bùi Hồng Thăng (2013), Phát triển cho vay tiêu dùng ở Trung Quốc, Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Công nghệ Ngân hàng, số 91, tr. 46. 66 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, đặc biệt nếu không có tài sản bảo đảm thì đây là một điều không hề dễ dàng. Do đó, đa phần người dân có thu nhập thấp thường tìm đến các nguồn t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: